Tuy nhiên, mỗi bé có phản ứng khác nhau với những biện pháp này, vì vậy bạn cần thử nghiệm nhiều cách và tìm ra cách phù hợp nhất với bé. Tất cả những gì bạn cần để ngăn bé không cắn khi bú chính là kiên trì và nhẫn nại với con.
Việc bé cắn có thể gây tổn thương núm vú của mẹ hay không?
Đầu tiên, việc bé cắn khi bú dù nhẹ thế nào vẫn gây đau nhức và khó chịu cho mẹ. Thông thường, vết cắn chỉ gây đau chứ không ảnh hưởng đáng kể đến núm vú của mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu bé nghiến mạnh khi cắn có thể khiến núm vú của bạn bị chảy máu. Tốt nhất bạn nên chườm đá ngay khi bị bé cắn và sau mỗi lần cho bé bú.
Ngoài ra, nếu cảm thấy đau, hãy đến gặp bác sĩ sản khoa để được tư vấn dùng thuốc. Các bác sĩ có thể cho bạn uống thêm các thuốc có chứa Ibuprofen hoặc Acetaminophen dùng được trong thời kỳ cho con bú để giảm đau. Thêm vào đó, lô hội tươi cũng có thể giúp làm lành vết thương của bạn nhanh hơn.
Mặc dù gây đau đớn cho mẹ nhưng việc bé cắn khi bú là tình trạng rất thường gặp. Nguyên nhân chính khiến trẻ cắn mẹ khi bú là do ngứa nướu khi mọc răng hoặc do mẹ cho bé bú sai tư thế. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng những phương pháp ngăn bé căn mẹ phù hợp để hạn chế tình trạng này.