Có nên cho bé ngậm ti giả khi ngủ không? Lợi ích, tác hại và những lưu ý

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 20/09/2022

    Có nên cho bé ngậm ti giả khi ngủ không? Lợi ích, tác hại và những lưu ý
    Quảng cáo

    Núm vú giả hay ti giả cho bé là vật dụng phổ biến được nhiều mẹ cho con sử dụng. Do mang đến nhiều lợi ích nên nhiều mẹ có ý định cho bé ngậm ti giả khi ngủ nhưng lại băn khoăn không biết có nên cho trẻ ngậm núm giả và liệu cho trẻ ngậm ti giả có gây hại hay không.

    Rất nhiều bà mẹ cho rằng núm vú giả là một vật dụng rất kỳ diệu bởi nó giúp đánh bay những cơn cáu kỉnh gắt ngủ của trẻ. Nhưng song song đó, mẹ cũng băn khoăn không biết liệu núm vú giả có an toàn cho bé không? Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả hay có nên cho bé ngậm ti giả? Liệu có nên hay không cho bé ngậm núm giả khi ngủ? Những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi sẽ phần nào giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến việc có nên cho bé ngậm núm giả.

    Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ?

    Bạn đang thắc mắc có nên cho bé ngậm ti giả khi ngủ không? Câu trả lời về vấn đề có nên cho bé ngậm núm giả không ở ngay đây.

    Tác dụng của ti giả là gì? Có nên cho bé ngậm ti giả khi ngủ? Cho bé ngậm ti giả khi ngủ có thể giúp bé dễ ngủ và làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ nhưng việc có nên bé ngậm ti giả hay không thì bạn cần cân nhắc. Bởi nó có thể khiến trẻ bị phụ thuộc vào ti giả. Điều đó có nghĩa là bé sẽ không chịu ngủ nếu không có ti giả. Ngoài ra, bạn cũng cần biết một số tác hại ngậm ti giả:

    • Ti giả không hề cung cấp bất cứ chất dinh dưỡng nào, tác dụng của ti giả chỉ giúp bé bình tĩnh và dễ ngủ. Do đó, nếu bé muốn bú mẹ mà bạn lại cho bé ngậm ti thì hoàn toàn không tốt.
    • Núm vú giả có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bé. Dù ti giả giúp bé dễ ngủ nhưng nếu ti bị rơi trong lúc ngủ sẽ khiến bé sẽ thức dậy và quấy khóc. Mẹ sẽ phải thức dậy, đặt ti giả vào miệng lại cho bé và dỗ cho bé ngủ tiếp.

    Khi bé đã phụ thuộc vào ti giả thì những lúc bé bị cảm hoặc nghẹt mũi sẽ trở nên rắc rối. Bởi khi bị cảm, bé không thể thở bằng mũi được. Theo phản xạ, bé sẽ chuyển sang thở bằng miệng. Điều này có nghĩa là nếu ngậm ti giả thì việc hít thở sẽ rất khó. Thế nhưng, nếu không cho bé ngậm ti giả hay không mút ti thì bé sẽ cảm thấy cực kỳ cáu kỉnh, khó chịu và rất khó chìm vào giấc ngủ.

    >>> Bạn có thể xem thêm: Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ an toàn, không dùng thuốc

    Như vậy, bạn đã biết được có nên cho bé ngậm ti giả khi ngủ không hay có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả khi ngủ không.

    Tác hại của ti giả khi cho bé ngậm lúc ngủ

    trẻ ngậm núm vú giả

    Nếu bạn không còn băn khoăn có nên cho trẻ ngậm núm giả, thì hãy cùng tìm hiểu tác hại ngậm ti giả. Ngoài những tác hại ngậm ti giả kể trên, trẻ ngậm núm giả khi ngủ còn dễ bị:

    • Viêm tai giữa: Núm vú giả sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa.
    • Ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, gây vẩu răng cửa và làm chệch khớp cắn. Nếu ngậm ti giả khi ngủ, hãy thử cho bé ngưng dùng ít nhất 6 tháng trước khi bé được 2 tuổi.
    • Ảnh hưởng đến việc bú mẹ: Với những bé còn bú mẹ thì ngậm ti giả có thể khiến bé bị nhầm lẫn. Thậm chí, bé còn có thể thích ti giả nhiều hơn là bú mẹ. Điều này sẽ khiến bé thiếu các chất dinh dưỡng.

    Mặt khác, nếu bé không chịu bú mà cứ đòi ngậm ti giả thì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa của người mẹ. Bởi mẹ tiết sữa nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng sữa mà bé bú. Nếu bé ngưng bú thì lượng sữa tiết ra cũng giảm đi. Đến đây, bạn đã biết có nên bé ngậm ti giả khi ngủ không và tác hại của ti giả.

    >>> Bạn có thể xem thêm: Bé không chịu bú mẹ phải làm sao? Nguy cơ tiềm ẩn khi trẻ không bú mẹ

    Lưu ý nếu cho bé ngậm ti giả khi ngủ

    Vấn đề có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ không đã được giải đáp. Nếu bạn vẫn có ý định cho bé dùng ti giả để bé dễ ngủ và ít quấy khóc, thì bạn cần lưu ý một số điều sau:

    • Không cho bé dùng ti giả trong 3 – 4 tuần đầu sau sinh bởi lúc này, bé cần làm quen với vú mẹ và giúp sữa mẹ về nhiều hơn. Vậy, nên cho trẻ ngậm núm giả khi nào? Với câu hỏi khi nào cho bé ngậm núm giả, thì hãy để khoảng 6 – 8 tuần, lúc đó, mẹ có thể bắt đầu cho bé ngậm ti giả.
    • Cho trẻ ngậm núm giả khi nào và nên cho bé ngậm ti giả khi ngủ lúc nào? Bạn có thể cho bé ngậm trong thời gian đầu để dễ ngủ và tránh đột tử nhưng nên tránh lạm dụng và cố gắng đừng để trẻ phụ thuộc
    • Chọn ti giả cho trẻ sơ sinh đúng kích cỡ với độ tuổi và miệng của trẻ. Chọn ti giả cho trẻ sơ sinh của những nhãn hiệu uy tín, không chứa bisphenol-A (BPA) – hợp chất phổ biến trong sản xuất đồ nhựa có thể là hỏng men và phát triển một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, béo phì…
    • Vệ sinh núm vú giả bằng nước nóng sau khi dùng và trước khi dùng để tránh bé bị mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc nhiễm trùng đường ruột
    • Thay núm vú giả thường xuyên, thường là sau 30 đến 40 ngày.
    • Có nên cho bé ngậm ti giả khi ngủ? Không cho bé ngậm ti giả khi ngủ nếu bé bị nhiễm trùng tai

    Làm sao để cai ti giả cho bé?

    cai ti giả cho bé

    Cai ti giả cho bé là việc có thể khiến bạn đau đầu một khi bé đã quen và phụ thuộc vào vật dụng này. Dưới đây là một số mẹo nhỏ có thể hữu ích cho bạn:

    • Cai ti giả trước khi bé được một tuổi
    • Cho bé một khoảng thời gian để thích ứng
    • Chọn thời điểm bé ít quấy khóc nhất để tập cai ti giả cho bé
    • Đánh lạc hướng bé
    • Giảm dần thời gian bé ngậm ti giả khi ngủ
    • Nếu bé đã lớn, hãy nói chuyện với bé về việc cai ti giả.

    Những mẹo trên đây sẽ giúp các bé “từ bỏ” ti giả một cách dễ dàng. Dĩ nhiên ban đầu, mẹ sẽ gặp phải nhiều khó khăn, song khi bé đã quen thì điều này sẽ tốt cho bé.

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được bé ngậm ti giả khi ngủ có tốt không cũng như có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ không.

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 20/09/2022

    Quảng cáo

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo