Tình trạng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chảy nước miếng thường xuất hiện trong khoảng hai năm đầu đời. Đây được xem là một phần trong quá trình phát triển thể chất của trẻ nhỏ nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe quan trọng.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Tình trạng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chảy nước miếng thường xuất hiện trong khoảng hai năm đầu đời. Đây được xem là một phần trong quá trình phát triển thể chất của trẻ nhỏ nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe quan trọng.
Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những thông tin hữu ích về trường hợp này mà mẹ cần nắm rõ qua bài viết bên dưới nhé.
Việc tiết nước bọt đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Sau đây là một vài vai trò của tuyến nước bọt đối với sức khỏe của trẻ nhỏ:
Ngoài ra, việc chảy nước bọt còn là dấu hiệu của một vài sự phát triển ở trẻ như:
Mỗi ngày, tuyến nước bọt sẽ sản xuất từ hai đến bốn lít nước bọt nhưng do cơ chế nuốt để giảm tích tụ mà người trưởng thành khó nhận thấy được lượng nước bọt tiết ra nhiều. Ngược lại đối với trẻ sơ sinh, các cơ trong khoang miệng vẫn chưa phát triển đầy đủ, trẻ không thể kiểm soát được hoàn toàn chức năng nuốt dẫn đến việc chảy nước miếng, ngay cả khi đang say giấc.
Ngoài ra, những nguyên nhân sau cũng được xem là lý do trẻ chảy nước miếng nhiều:
Trong 2 tháng đầu sau khi sinh, trẻ có thể không chảy nước miếng do thường được đặt nằm ở tư thế ngửa. Nhưng sau 3 tháng tuổi, trẻ đã biết xoay trở mình khi nằm (nằm nghiêng, nằm úp) nên tình trạng chảy nước miếng xuất hiện ở nhiều bé. Vì vậy, hầu hết trẻ 4 tháng tuổi chảy nhiều dãi là rất bình thường.
Trong thời gian này, tình trạng chảy nước miếng của trẻ có thể được kiểm soát hơn so với trước đó nhưng vẫn sẽ tiếp diễn. Khi trẻ bắt đầu mọc răng, cầm đồ chơi cho vào miệng, tập nói… tình trạng chảy nước miếng có thể diễn ra nhiều hơn.
Giai đoạn mọc răng vẫn đang tiếp diễn nên việc này có thể kích thích bé chảy nước miếng nhiều.
Trong giai đoạn này, hầu hết trẻ nhỏ bắt đầu biết đi và chạy. Khi đó, trẻ có thể không chảy nước miếng nữa. Tuy nhiên, nếu như quá tập trung vào một hoạt động hay công việc nào đó, trẻ vẫn có thể chảy nước miếng.
Trẻ sẽ không chảy nước miếng khi tham gia các hoạt động thường xuyên nhưng có thể chảy khi đang ăn hoặc đang mặc quần áo…
Ở độ tuổi này, tình trạng trẻ bị chảy nước miếng đã được giảm hết mức hoặc gần như không còn xảy ra.
Tuy chảy nước miếng là tình trạng bình thường nhưng nếu trẻ đã quá tuổi chảy nước miếng và tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ nhi khoa. Việc nước miếng chảy quá nhiều có thể xảy ra do sự phối hợp kém giữa miệng và lưỡi. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khó nuốt ở trẻ.
Nhằm kết luận chính xác trẻ có chảy nước miếng quá mức không, các bác sĩ có thể kiểm tra một số vấn đề trước đó như:
Khi đó, bác sĩ có thể đưa ra một số phương pháp giúp trẻ kiểm soát tình trạng chảy nước miếng như:
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài, mẹ đã nắm rõ được các vấn đề liên quan đến tình trạng chảy nước miếng của bé cưng, biết được nguyên nhân do đâu và cách xử lý hiệu quả.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!