Sứt môi và hở hàm ếch là dị tật xảy ra khi môi hoặc miệng của em bé không hình thành đúng cách trong thai kỳ. Vậy, nguyên nhân hở hàm ếch và sứt môi là gì?
Thông tin kiểm chứng bởi Lan Quan
Sứt môi và hở hàm ếch là dị tật xảy ra khi môi hoặc miệng của em bé không hình thành đúng cách trong thai kỳ. Vậy, nguyên nhân hở hàm ếch và sứt môi là gì?
Vòm miệng của thai nhi hình thành từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 9 của thai kỳ. Hở hàm ếch là vết nứt hoặc khe hở trên vòm miệng hình thành trong quá trình phát triển của bào thai. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những nguyên nhân hở hàm ếch thông qua bài viết dưới đây nhé!
Sứt môi và hở hàm ếch là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất. Cho đến nay, nguyên nhân gây dị tật sứt môi hở hàm ếch vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng hầu hết các trường hợp sứt môi và hở hàm ếch là do sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và môi trường. Mặc dù vậy, ở nhiều trẻ sơ sinh, nguyên nhân bị hở hàm ếch vẫn chưa được phát hiện.
Tóm lại, sứt môi, hở hàm ếch thường xảy ra nhất dưới dạng dị tật bẩm sinh riêng lẻ nhưng cũng có liên quan đến nhiều tình trạng hoặc hội chứng di truyền. Dưới đây là một số nguyên nhân hở hàm ếch phổ biến:
Mặc dù nguyên nhân hở hàm ếch, sứt môi vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng có một số bằng chứng cho thấy gene di truyền là một trong những “điều kiện cần” khiến trẻ sinh ra bị hở hàm ếch. Nghĩa là, người mẹ hoặc người cha đã bị sứt môi hoặc hở hàm ếch có thể sẽ truyền gene gây hở hàm ếch sang cho con. Mặc dù vậy, điều này không đồng nghĩa với việc nếu cha mẹ bị sứt môi, hở hàm ếch thì con chắc chắn phải trải qua tình trạng tương tự.
Nghiên cứu bổ sung cũng cho rằng sự kết hợp của các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường ảnh hưởng đến người mẹ khi mang thai có thể là nguyên nhân khiến thai nhi bị hở hàm ếch. Nghĩa là, trong một số trường hợp, thai nhi thừa hưởng một gene khiến bé có nhiều nguy cơ bị hở hàm ếch hơn, và sau đó dưới sự tác động của một tác nhân môi trường lên người mẹ trong quá trình mang thai, trẻ sinh ra thật sự mắc dị tật sứt môi, hở hàm ếch.
Một nguyên nhân sứt môi hở hàm ếch khác có thể kể đến là một số loại thuốc được sử dụng trong thai kỳ. Các chuyên gia y tế cho rằng, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ sử dụng một số loại thuốc sau có nguy cơ sinh con bị sứt môi, hở hàm ếch cao hơn:
Ngoài những nguyên nhân bé bị hở hàm ếch đã kể trên, trong một số trường hợp, trẻ có thể bị sứt môi, hở hàm ếch do mắc phải các dị tật bẩm sinh như:
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số yếu tố làm tăng khả năng sinh con bị hở hàm ếch, bao gồm:
Như vậy là bạn đã biết được những nguyên nhân hở hàm ếch, sứt môi ở trẻ em. Trẻ em bị sứt môi, hở hàm ếch phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau, tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của dị tật này.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được những nguyên nhân hở hàm ếch, cũng như hiểu được các yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ mắc phải dị tật này, từ đó có kế hoạch phòng ngừa phù hợp.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Thông tin kiểm chứng bởi
Lan Quan
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!