Không những thế, các chấn thương vùng răng miệng cũng có thể khiến răng của trẻ bị nứt/mẻ, dẫn đến răng bị sẫm màu.
4. Răng bé bị đen do thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết
Để răng của bé phát triển chắc khỏe, trắng sáng, cần có một số loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như canxi, vitamin D và flour. Các vitamin và khoáng chất này giúp bảo vệ men răng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trong răng, giúp răng chắc khỏe. Nếu trẻ bị thiếu canxi, vitamin D và các chất cần thiết khác, răng của bé dễ bị xỉn màu, dễ tổn thương, yếu đi và có thể bị đen.
5. Răng đen ở trẻ em do vệ sinh răng miệng không đúng cách

Thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp phòng ngừa sâu răng và các vấn đề răng miệng khác, giúp răng luôn chắc khỏe, trắng sáng. Nhưng nếu răng của trẻ không được chải đúng cách, vi khuẩn có thể sinh sôi và phát triển trong khoang miệng, hình thành các mảng bám màu đen trên răng.
Không những thế, việc vệ sinh răng miệng sai cách còn có thể khiến màu sắc của các loại thực phẩm bám vào bề mặt răng, lâu ngày khiến răng bé bị chuyển màu thành màu vàng đậm, nâu sẫm hoặc màu đen tùy theo màu của thực phẩm và mức độ ảnh hưởng.
6. Răng bé bị đen do dùng thuốc

Thuốc dành cho trẻ nhỏ có chứa sắt, chẳng hạn như các loại vitamin bổ sung, trong khi đó các vết đen trên răng là một “kho chứa sắt”. Việc cho trẻ uống thuốc chứa nhiều sắt có thể khiến răng bé bị đen.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!