Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?
Hãy luôn bình tĩnh và an ủi bé cần. Một cái ôm và thừa nhận cảm xúc của bé lúc đó có khi đã đủ cho bé cảm thấy an tâm. Hoặc mẹ có thể nói thêm: “Con coi kìa, có phải nó bất ngờ quá làm con sợ không?”. Mẹ hãy chỉ cho bé biết cách bịt tai lại để ít nhất giúp bé biết cách kiểm soát nỗi sợ. Con cuối cùng rồi cũng sẽ vượt qua được nỗi sợ những tiếng động lớn khi bé biết được chúng đến từ đâu và rằng thật ra chúng hoàn toàn vô hại.
Giờ đi ngủ sẽ diễn ra suôn sẻ hơn nếu mẹ có thể tạo ra các thói quen trước khi ngủ để bé làm theo. Một thói quen tốt trước giờ ngủ với thời lượng đủ dài sẽ giúp đưa con vào trạng thái thoải mái, nhưng mẹ cũng không nên để chúng trở nên quá dài hoặc quá phức tạp và khiến chúng trở thành công việc mà chỉ mẹ mới có thể làm mà người giữ trẻ không thể thay thế mẹ. Thời gian ru ngủ bé tốt nhất là khoảng từ 20 đến 30 phút.
Trẻ vẫn có thể cần thời gian nghỉ ngơi bù vào thời gian bé thường ngủ sáng trước đây. Hãy cho bé ăn và thực hiện các hoạt động đơn giản nhẹ nhàng chẳng hạn như nghe nhạc nhẹ, xem sách hoặc nghỉ ngơi trên một tấm chăn trên ghế sofa (chứ không phải ở trên giường – nơi sẽ khiến bé muốn ngủ). Tránh chở bé trên xe trong thời gian bé thường ngủ trước đây – vì bé có thể ngủ gật lúc đó, sau đó bỏ qua giấc ngủ trưa rồi trở nên cáu kỉnh khi chiều đến.
Sức khỏe và an toàn
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Hãy xem xét liệu có nên cho con uống vắc xin ngừa cúm hay không. Mẹ có thể hỏi bác sĩ để biết thêm chi tiết về lịch trình uống thuốc ngừa, liều lượng, cảnh báo…
Nếu mẹ muốn giúp bé ăn đủ để bù đắp cho bất kỳ thiếu hụt nào trong chế độ ăn uống: Hãy hỏi bác sĩ về việc làm thế nào để cung cấp vitamin một cách an toàn cho bé.
Mẹ nên biết thêm những gì về trẻ 16 tháng tuổi?
Con có thể sợ đến khám bác sĩ. Mẹ có thể sử dụng một số mẹo sau để an ủi bé:
- Đừng đến gặp bác sĩ quá sớm mà hãy đến đúng giờ được hẹn. Nếu đã lỡ đến sớm, hãy làm thời gian mẹ đợi cùng bé trôi nhanh hơn bằng cách tương tác với bé nhiều nhất có thể.
- Mang theo đồ chơi yêu thích của bé, bởi như thế bé sẽ chú ý nhiều đến đồ chơi của mình và cảm thấy thoải mái hơn.
- Thường xuyên đến khám một bác sĩ nhất định. Bằng cách đó, con có thể biết rõ hơn về bác sĩ đó và môi trường xung quanh nơi khám. Ngược lại, bác sĩ cũng sẽ hiểu rõ về con hơn và việc khám cho bé sẽ diễn ra dễ dàng hơn.
Có thể bạn quan tâm: Trẻ 16 tháng tuổi: Mốc phát triển và nhu cầu dinh dưỡng
Mối quan tâm của mẹ
Những điều mẹ cần quan tâm là gì?
Nếu bé không bị bệnh nhưng lại tăng cân chậm trong khi vẫn tiếp tục cao lên, bác sĩ có thể sẽ đề nghị tăng lượng thức ăn bé ăn trong các bữa ăn chính và các bữa ăn nhẹ. Bé có thể phải đi khám với bác sĩ thường xuyên hơn để đảm bảo rằng con sẽ bắt đầu tăng cân lại.
Nếu bé yêu của mẹ vẫn còn dưới 2 tuổi, mẹ không nên để bé xem tivi nhiều. Thông thường, bạn chỉ nên cho con xem tivi một lúc trong trường hợp cần bé ngồi yên một chỗ để mẹ làm việc nhà hoặc việc gì đó.
Mặt khác, cảm xúc của trẻ đã phát triển nhiều hơn khi trẻ 16 tháng tuổi. Vì vậy, điều không mong đợi trong giai đoạn này là bé có thể giận dỗi, chống đối, ăn vạ với người lớn. Điều quan trọng là ba mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc trước hành vi của trẻ. Nếu bạn tức giận, cách tốt nhất là nên nhờ người khác trông con hộ một lúc để bạn có thời gian làm điều gì đó giúp dịu lại cảm xúc của mình. Ngoài ra, để giúp con phát triển tích cực về mặt cảm xúc, ba mẹ cũng nên khuyến khích, dành lời khen khi con đạt được thành tựu gì đó về kỹ năng nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!