backup og meta

Tiêu chảy sau sinh mổ có nguy hiểm không?

Tiêu chảy sau sinh mổ có nguy hiểm không?

Sinh con luôn gắn liền với bất ổn về những cơ quan lân cận như đường tiết niệu và hệ tiêu hóa. Tiêu chảy là rắc rối ít phổ biến với những bà mẹ sinh mổ, nhưng vẫn có thể xảy ra với một vài người do hàng loạt các nguyên nhân khác nhau. Vấn đề này khá nhạy cảm và gây ngại ngùng cho các bà mẹ nên bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và tìm phương án giải quyết.

Tiêu chảy và “đi ngoài’ không tự chủ sau sinh mổ

Đi ngoài không tự chủ (fecal incontinence) là một tình trạng rối loạn của hệ đường ruột, đôi khi giống với tiêu chảy. Mẹ bầu thường rơi vào trạng thái này sau sinh mổ. Mẹ có thể  bị rỉ phân hoặc xì hơi hoặc thường xuyên cảm thấy cần phải đại tiện gấp.

Tiêu chảy sau sinh mổ liên quan đến thai kỳ

Có nhiều bà mẹ ưa thích sinh mổ hơn vì nhẹ nhàng, ít đau đớn mà lại an toàn hơn so với sinh thường. Nhưng thực tế không có bất kì báo cáo nào chứng minh được điều này. Nguyên nhân tiêu chảy hoặc đi ngoài không tự chủ cũng có thể do thời gian rặn của mẹ bầu trước khi sinh mổ cũng như các vấn đề khác liên quan đến thai kỳ.

Thai đặt nặng áp lực lên vùng chậu của mẹ bầu và có thể gây ra sa tạng vùng chậu cũng như stress không tự chủ.

Một nghiên cứu cho thấy những bà mẹ sinh mổ thường có nhiều vấn đề về đường ruột hơn những bà mẹ sinh thường, bao gồm tăng cân quá mức, tiêu chảy và táo bón.

Kháng sinh cũng có thể gây tiêu chảy sau sinh mổ

Có một lý do khiến các bà mẹ dễ bị tiêu chảy hơn sau sinh mổ là do lượng kháng sinh được đưa vào cơ thể trước và sau phẫu thuật. Kháng sinh được dùng trước khi mổ để tránh nhiễm trùng, nhưng hầu hết kháng sinh lại chính là nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Kháng sinh phá vỡ sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, đồng thời cũng khiến cho những vi khuẩn có điều kiện để kháng kháng sinh phát triển nhanh chóng, tiết ra độc chất gây hại cho thành ruột và có thể làm viêm nhiễm trầm trọng. Dù hiếm nhưng việc thủng và bỏng tạng do các dụng cụ phẫu thuật có thể xảy ra, do đó bác sĩ phải bắt buộc sử dụng kháng sinh cho bạn để giảm thiểu khả năng nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc này lại gia tăng nguy cơ tiêu chảy cho các bà mẹ.

Điều trị tiêu chảy sau sinh mổ như thế nào?

Nếu bạn đang gặp bất kì rắc rối nào liên quan đến việc khó kiểm soát đường ruột, hãy đến bác sĩ để làm các xét nghiệm tìm ra nguyên nhân gây tiêu chảy.

Các bác sĩ có thể kê toa thuốc nhuận tràng và sử dụng loại thuốc tăng thời gian thức ăn lưu ở ruột. Điều này giúp tăng khả năng hấp thu nước từ thức ăn để phân trở nên cứng hơn. Bạn cũng nên bổ sung chất xơ hàng ngày để giúp hệ tiêu hóa tốt hơn. Các bác sĩ cũng có thể làm các thử nghiệm đo độ co thắt cơ vòng hậu môn và đưa ra những phương pháp vật lý trị liệu phù hợp.

Qua bài viết trên, Hello Bacsi hy vọng bạn đã hiểu thêm về các vấn đề đường ruột hậu sinh mổ. Tốt nhất là bạn hãy giữ một chế độ ăn uống lành mạnh và chọn sinh thường để đảm bảo ít gặp phải các biến chứng sau sinh nhé.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau đây:

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Diarrhea After a C-Section. http://www.livestrong.com/article/324041-diarrhea-after-a-c-section/. Ngày truy cập: 25/7/2016

Bowel Injury After C-Section. http://pregnancy.emedtv.com/cesarean-section/bowel-injury-after-c-section.html. Ngày truy cập: 25/7/2016

Phiên bản hiện tại

13/09/2017

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Coco Thuy Bui


Bài viết liên quan

Bí quyết đẻ không đau: Gây tê màng cứng & Rặn sinh đúng cách

Thai quá ngày: Nguyên nhân, giải pháp và những điều mẹ bầu cần biết


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 13/09/2017

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo