backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Hạn chế các nguy cơ mẹ và bé sinh mổ phải đối mặt

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu · Nhi khoa · Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 08/12/2023

    Hạn chế các nguy cơ mẹ và bé sinh mổ phải đối mặt

    Sinh mổ là phương pháp sinh con mà bác sĩ sẽ đưa em bé ra ngoài thông qua vết rạch trên bụng và tử cung của mẹ. Trên thực tế, nhiều mẹ thường lầm tưởng rằng sinh mổ là phương pháp sinh con nhanh chóng và an toàn. Thế nhưng, tương tự như các cuộc phẫu thuật khác, sinh mổ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho cả mẹ và bé. Do đó, mẹ cần chủ động tìm hiểu các giải pháp giúp chăm sóc sức khỏe sau sinh mổ đúng cách cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra trong giai đoạn hậu sản.

    Sau sinh mổ, mẹ và bé đều phải đối mặt với nhiều nguy cơ

     So với sinh thường, mẹ sau sinh mổ thường mất nhiều thời gian hơn để phục hồi. Hơn nữa, cả mẹ và bé đều có nguy cơ gặp phải các vấn đề, rủi ro sức khỏe sau đây.

    Biến chứng có thể xảy ra với mẹ sau sinh mổ [1], [2]

    Sau sinh mổ, mẹ sẽ có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như:

    • Nhiễm trùng: Sau sinh mổ, nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra ở vị trí vết mổ, trong tử cung hoặc các cơ quan khác ở vùng chậu, chẳng hạn như bàng quang.
    • Mất máu: Mẹ sinh mổ thường mất nhiều máu hơn so với mẹ sinh thường. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu hoặc cần phải truyền máu. [2]
    • Phản ứng tiêu cực với thuốc gây mê: Mẹ sinh mổ có thể gặp các tác dụng phụ của thuốc gây mê sau khi phẫu thuật như buồn nôn, ớn lạnh, huyết áp thấp, đau lưng. Các phản ứng ít gặp hơn bao gồm nhức đầu, chóng mặt và ngứa. [3]
    • Nguy cơ hình thành cục máu đông: Sinh mổ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch, đặc biệt là ở chân hoặc xương chậu (huyết khối tĩnh mạch sâu).
    • Tổn thương các cơ quan khác sau phẫu thuật: Mặc dù hiếm gặp nhưng các chấn thương phẫu thuật đối với bàng quang hoặc ruột vẫn có thể xảy ra.
    • Các rủi ro khác: Sinh mổ có thể khiến mẹ dễ gặp tình trạng nhau tiền đạo hoặc nhau cài răng lược nếu mang thai những lần sau. Ngoài ra, sinh mổ dẫn đến hình thành mô sẹo nên cũng làm tăng nguy cơ vỡ tử cung khi sinh con trong tương lai.

    Ngoài ra, mẹ sinh mổ cũng có thể gặp nhiều khó khăn trong việc cho con bú. Nguyên nhân là do mẹ sinh mổ không trải qua quá trình chuyển dạ nên việc sản xuất hormone cho con bú có thể bị ảnh hưởng [11]. Bên cạnh đó, sau sinh, mẹ và bé có thể được tách ra để chăm sóc. Việc trì hoãn tiếp xúc da kề da này có thể khiến cơ thể mẹ thiếu hormone tạo sữa là prolactin và hormone tiết sữa oxytocin [12]. Điều này có thể khiến sữa về chậm và khiến bé không nhận được nguồn dưỡng chất sớm nhất ngay sau khi chào đời.

    Các vấn đề trẻ sinh mổ phải đối mặt 

    biến chứng sau sinh mổ

    Vấn đề hô hấp 

    Khi sinh thường, các cơn co thắt vừa giúp đẩy em bé đi qua ống sinh vừa giúp đẩy chất lỏng ra khỏi phổi để trẻ hô hấp dễ dàng hơn sau sinh. Thế nhưng, trẻ sinh mổ không trải qua quá trình này. Vì vậy, các bé thường dễ gặp các vấn đề hô hấp hơn như thở khò khè, khó thở, ho ra dịch đờm nhầy… [5]

    Một số trẻ sau sinh mổ cũng có thể gặp phải một tình trạng đáng lo ngại hơn được gọi là chứng thở nhanh thoáng qua ở trẻ sơ sinh [5]. Các biểu hiện đặc trưng bao gồm nhịp thở nhanh, thở nặng nhọc, da tím tái… Mặc dù hầu hết trẻ đều thở tốt hơn sau 1 đến 2 ngày nhưng nếu các vấn đề hô hấp không cải thiện thì trẻ sinh mổ sẽ cần được theo dõi, chăm sóc đặc biệt. 

    Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng đã phát hiện mối liên hệ giữa sinh mổ và bệnh hen suyễn ở trẻ em. Nguyên nhân được xác định là do trẻ sinh mổ không tiếp xúc với vi khuẩn có trong âm đạo của mẹ và chất lỏng trong phổi chưa thoát ra ngoài sau sinh làm gia tăng các vấn đề về hô hấp [4]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh mổ cũng có nguy cơ mắc nhiễm trùng hô hấp cao hơn 1,3 lần [14].

    Vấn đề tiêu hóa

    Trẻ sinh mổ có nguy cơ đối mặt với tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do bé không được tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi trong âm đạo của mẹ như trẻ sinh thường. Thay vào đó, hại khuẩn sẽ xâm chiếm đường ruột của trẻ nhiều hơn. Điều này khiến trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh lý về tiêu hóa, liên quan đến dạ dày và ruột [4], [5]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy bé sinh mổ có thể có hại khuẩn cao hơn 80% so với bé sinh thường [15].

    Vấn đề về hệ miễn dịch

    Khoảng 70 – 80% tế bào miễn dịch hiện diện ở đường ruột [7]. Vì vậy, việc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sinh mổ do không tiếp xúc với lợi khuẩn của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bé. Điều này khiến cho trẻ sinh mổ gặp khó khăn trong việc chống lại bệnh tật và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn ở thời thơ ấu [4], [5]. Không những vậy, trẻ sinh mổ cũng được cho là có nguy cơ miễn dịch kém hơn 1,5 lần so với trẻ sinh thường [16].

    Làm thế nào để hạn chế nguy sau sinh mổ cho mẹ và bé?

    Cả mẹ và bé đều có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau sau sinh mổ. Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề này đều có thể được ngăn ngừa bằng những giải pháp sau đây.

    Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro cho mẹ sinh mổ [1], [6]

    • Nghỉ ngơi nhiều và hãy thư giãn khi có thể. Không khiêng vác hoặc nhấc vật gì nặng hơn em bé trong 6 đến 8 tuần đầu tiên sau sinh mổ.
    • Sử dụng thuốc giảm đau để làm dịu vết mổ nếu cần thiết nhưng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
    • Vệ sinh vết mổ đúng cách và đảm bảo vết thương luôn khô ráo. Mẹ nên tránh tắm bồn hoặc đi bơi trong ít nhất 3 tuần sau sinh mổ.
    • Mặc dù mẹ nên nghỉ ngơi nhiều sau sinh mổ nhưng hãy cố gắng vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để ngăn ngừa cục máu đông.
    • Nếu đã sẵn sàng, bạn cũng có thể tập thể dục sau sinh, chẳng hạn như đi bộ ngắn, để nhanh phục hồi và duy trì một sức khỏe tốt.
    • Không nên lái xe trong ít nhất từ 1 đến 2 tuần sau sinh mổ
    • Để ngăn ngừa nhiễm trùng, mẹ cũng nên kiêng quan hệ tình dục trong ít nhất 6 tuần và không đặt bất cứ vật gì vào âm đạo sau sinh mổ.

    Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro cho bé sinh mổ

    Trẻ sinh mổ thường gặp nhiều bất lợi về sức khỏe hơn so với trẻ sinh thường. Do đó, mẹ đừng bỏ qua những lời khuyên sau đây để hỗ trợ trẻ phát triển tốt nhất.

    Cho trẻ da kề da với mẹ sau sinh [8]

    Tiếp xúc da kề da sớm sau sinh là một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm để “gặt hái” nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Trong đó, đối với em bé được da kề da với mẹ sau sinh, trẻ sẽ nhận được các lợi ích như ngăn ngừa hạ thân nhiệt, ít khóc hơn, nhịp tim và hơi thở ổn định hơn, kích thích trẻ ngậm bắt vú sớm để mẹ cho con bú dễ dàng… Ngoài ra, da kề da sớm với mẹ sau sinh còn giúp trẻ nhận được vi khuẩn có lợi từ da của mẹ và khỏe mạnh hơn.

    Cho con bú mẹ sau sinh mổ càng sớm càng tốt

    Theo khuyến cáo, bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời [9]. Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể và giàu các dưỡng chất như lactose, chất béo, HMO (Human milk oligosaccharides), protein, nucleotides, lợi khuẩn, các loại vitamin, khoáng chất… [10] giúp trẻ sinh mổ phát triển khỏe mạnh và chống lại nhiều loại bệnh thường gặp .

    Tuy nhiên, nhiều mẹ sau sinh mổ có thể gặp khó khăn trong việc cho con bú do vết mổ còn đau hoặc sữa mẹ chưa về nhiều. Trong trường hợp này, giải pháp mẹ nên cân nhắc là lựa chọn công thức sữa có chứa 3 thành phần quan trọng giúp trẻ sinh mổ cải thiện các vấn đề thường gặp liên quan đến hô hấp, tiêu hóa và tăng cường miễn dịch là:

    • HMO là đại dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ ba trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và lactose. Trong đó, 5 HMOs chiếm hàm lượng nhiều nhất gồm 2’-FL, 3-FL, LNT, 3-SL, 6’SL. Trong đó, 2’- FL HMO là dưỡng chất được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66% [17], ngăn ngừa mầm bệnh [18]. 
    • Nucleotides: Dưỡng chất được chứng minh giúp tăng cường miễn dịch, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau 6 tháng tiêm vaccine (HIB) [19], [20], [21] 
    • Lợi khuẩn BB-12: Lợi khuẩn được nghiên cứu nhiều nhất về độ hiệu quả, giúp tăng lợi khuẩn và giảm hại khuẩn trong đường ruột [22]

    Đảm bảo trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo [13]

    Miễn dịch là cách cơ thể ngăn ngừa bệnh tật. Vì hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, trẻ sinh mổ thậm chí là có hệ miễn dịch kém hơn so với trẻ sinh thường, nên phải đối mặt với nhiều nguy cơ nhiễm trùng và dễ mắc bệnh nặng hơn. Do đó, việc tiêm phòng cho trẻ đầy đủ là rất quan trọng để giúp trẻ xây dựng khả năng phòng vệ tự nhiên và chống lại những mầm bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần lưu ý xây dựng nền tảng miễn dịch vững vàng cho bé để tránh các phản ứng sau tiêm nhé!

    Giai đoạn sau sinh mổ có thể gây nhiều khó khăn cho cả mẹ và bé. Trong đó, việc cho con bú sữa mẹ có thể bị trì hoãn do ảnh hưởng từ cuộc phẫu thuật. Tuy nhiên, mẹ đừng quá căng thẳng vì điều này càng khiến sữa mẹ về chậm hơn. Thay vào đó, mẹ có thể lựa chọn một loại sữa công thức được thiết kế dành riêng cho trẻ sinh mổ, chứa đủ ba thành phần quan trọng là HMO, nucleotides và lợi khuẩn Bifidobacterium để hỗ trợ trẻ sơ sinh phát triển toàn diện, khỏe mạnh và cũng giúp mẹ giải tỏa áp lực khi nuôi con nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

    Nhi khoa · Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố


    Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 08/12/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo