backup og meta

12 tác dụng của yến sào đổi với sức khỏe không nên bỏ qua

12 tác dụng của yến sào đổi với sức khỏe không nên bỏ qua

Nhiều người có thói quen bồi bổ sức khỏe bằng yến sào, đặc biệt là sau mỗi lần ốm đau để nhanh hồi phục thể lực. Thế nhưng các tác dụng của yến sào có thần kỳ như lời đồn? Cách dùng yến sao thế nào mới mang lại nhiều lợi ích nhất?

Theo kinh nghiệm dân gian việc sử dụng yến sào thường xuyên sẽ giúp bồi bổ cơ thể, chống suy nhược, giúp ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc, giải tỏa căng thẳng, tăng cường trí nhớ… Bởi yến sào có nhiều thành phần dinh dưỡng vi lượng thiết yếu mà cơ thể con người không tổng hợp được. Vậy cụ thể tác dụng của yến sào đối với sức khỏe là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin mà Hello Bacsi toornhg hợp được trong bài viết sau!

Khám phá 12 tác dụng của yến sào đối với sức khỏe

tác dụng của yến sào
                        Tác dụng của yến sào ngoài bổ dưỡng tốt cho sức khỏe còn hỗ trợ điều trị bệnh

1. Tác dụng của yến sào giúp da trẻ đẹp

Đây là một trong những lợi ích được biết đến nhiều nhất khi ăn yến sào. Nhờ công dụng yến sào giúp ngăn ngừa nếp nhăn và làm sáng da, dưỡng ẩm, chống lão hóa, nhiều người đã tìm đến yến sào như một cách làm đẹp tự nhiên. 

2. Tác dụng của tổ yến: Hỗ trợ sức khỏe đôi mắt

Tổ yến có tác dụng gì? Kết quả nghiên cứu năm 2011 của Khoa Giải Phẫu thuộc Đại học Quốc gia Malaysia đã cho thấy những con thỏ được tiêm huyết thanh tổ yến có thể sản xuất nhiều tế bào sợi hơn những con còn lại. Chúng giữ cho giác mạc khỏe mạnh sau khi trải qua các tổn thương hoặc bệnh tật. Đây là bằng chứng thuyết phục cho thấy tác dụng của yến sào đối với thị lực.

Trong số 20 loại axit amin được con người tìm kiếm, 18 loại axit amin được tìm thấy trong yến sào. Cơ thể con người cần 9 axit amin thiết yếu để phát triển và sửa chữa mô. Tác dụng của tổ yến được cho là có công dụng hỗ trợ sửa chữa mô giác mạc và duy trì chức năng thích hợp bằng cách tăng tái tạo tế bào.

3. Tác dụng của yến sào giúp cải thiện tiêu hóa

Người có hệ tiêu hóa kém, đặc biệt là những người đang hồi phục bệnh và trẻ em có thể ăn yến sào để cải thiện hệ tiêu hóa. Những đối tượng này cần bồi bổ nhưng lại khó hấp thu dinh dưỡng. Đặc biệt, yến sào là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa lại cung cấp nhiều dưỡng chất nên sẽ giúp người ốm hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

4. Công dụng của tổ yến: Hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau sinh

tác dụng của yến sào
                            Tác dụng của yến sào hỗ trợ phục hồi sức khỏe của phụ nữ sau sinh

Ăn tổ yến có tác dụng gì? Phụ nữ mang thai ăn yến sào có thể phục hồi nhanh hơn sau khi sinh, đồng thời giảm rụng tóc và sinh ra những đứa trẻ có làn da khỏe mạnh hơn. Để tăng cường sức khỏe sau sinh, phụ nữ có thể ăn yến sào để có thêm năng lượng, ngủ ngon hơn và cảm giác tràn đầy sức sống.

5. Công dụng của tổ yến: Tăng cường hệ miễn dịch, có thể chống lại bệnh tật

Ăn yến có tác dụng gì? Các nhà nghiên cứu Trung Quốc thực hiện thí nghiệm trên chuột cho thấy tổ yến có chứa một số loại protein nhất định có thể đẩy nhanh quá trình tạo tế bào B, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tế bào B chính là các tế bào khỏe mạnh chịu trách nhiệm sản xuất kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Một số hợp chất có hoạt tính sinh học được tìm thấy trong yến sào cũng có khả năng cản trở virus cúm. Ngoài ra các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thành phần của yến sào có thể tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên các thành phần chính xác thể hiện đặc tính chống ung thư trong yến sào vẫn chưa được phát hiện ở thời điểm hiện tại.

6. Tác dụng của yến sào ngăn ngừa tình trạng lão hóa

Ở các nước Đông Nam Á (đặc biệt là Trung Quốc), người ta thường ăn yến sào đều đặn trong thời gian dài với mục đích chính là ngăn ngừa lão hóa. Nhóm người này được báo cáo là ít đau ốm, hệ miễn dịch tốt, nhiều năng lượng, ngủ ngon, sắc mặt hồng hào và khả năng sinh sản tốt.

7. Tác dụng của yến sào: Hỗ trợ điều trị bệnh

tác dụng của yến sào
                                                     Tác dụng của yến sào hỗ trợ điều trị liên quan đến sức khỏe của phổi, tim và dạ dày

Yến sào có tác dụng gì? Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc được ghi chép trong quyển “shen non ben cao jing” (本草 经) từ năm 1695, yến sào có thể giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh. Trong cuốn sách này, yến sào được nhắc đến là một món ăn lành tính, thuần khiết và nhẹ nhàng.

Nội dung cuốn sách cũng ghi chép về việc sử dụng yến sào để điều trị vấn đề sức khỏe cho các cơ quan nội tạng như phổi, tim và dạ dày. Ngoài ra, tổ yến còn được dùng làm thực phẩm có tác dụng giảm ho, giảm mệt mỏi… Người ta cũng khuyến cáo rằng có thể dùng tổ yến trong giai đoạn đầu của bất kỳ bệnh nào.

8. Tốt cho sức khỏe của xương

Nghiên cứu trên động vật cho thấy sức khỏe của xương cải thiện đáng kể sau khi tiêu thụ chiết xuất yến sào hàng ngày. Người ta cũng cho rằng chiết xuất của yến sào chứa các thành phần có hoạt tính có thể giảm thiểu sự xuất hiện của viêm khớp và góp phần tái tạo sụn. Vì vậy họ cũng quan tâm đến tiềm năng yến sào như một chất bổ sung điều trị cho bệnh xương khớp và sức khỏe của xương.

9. Có lợi cho sức khỏe não bộ, bảo vệ thần kinh

Một số bệnh như Alzheimer, Parkinson, chấn thương não và đột quỵ đều có liên quan đến suy giảm nhận thức, nghiên cứu chỉ ra tác dụng chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh liên quan đến stress oxy hóa – là khi các gốc tự do các phân tử gây bệnh, làm hỏng các tế bào của cơ thể bằng cách thay đổi cấu trúc hóa học của chúng, có thể dẫn đến một loạt ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm các tác dụng của yến sào tới việc bảo vệ thần kinh và sức khỏe não bộ.

10. Tác dụng của yến sào: Hỗ trợ quản lý bệnh tiểu đường

tác dụng của yến sào: hố trợ bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu cao thúc đẩy quá trình oxy hóa và là một yếu tố nguy cơ chính góp phần gây ra các bệnh tim mạch ở những người mắc bệnh tiểu đường không được kiểm soát. Tin tốt là theo ý kiến một số chuyên gia, việc dùng yến sào đúng cách có thể hỗ trợ quản lý bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu trên chuột và ống nghiệm đã chứng minh rằng yến sào có thể bảo vệ mạch máu của những người mắc bệnh tiểu đường khỏi stress oxy hóa. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về chủ đề này, đặc biệt là ở người.

11. Tác dụng của tổ yến: Tốt cho hệ hô hấp 

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, việc tiêu thụ yến sào cũng được biết là có công dụng phục hồi chức năng phổi, tốt cho các bệnh như bệnh lao, hen suyễn mãn tính. Những người bị ho khan có đờm (như ở những người nghiện thuốc lá nặng) có thể hưởng nhiều lợi ích từ việc tiêu thụ yến sào.

Nhiều ý kiến cho rằng việc tiêu thụ yến sào thường xuyên tốt cho sức khỏe, từ đó có thể làm giảm nhu cầu chăm sóc y tế nói chung.

12. Các tác dụng khác của yến sào 

Ngoài việc đem lại các lợi ích tuyệt vời cho các bệnh nhân lao, hen suyễn, y học cổ truyền Trung Quốc cũng cho rằng ăn yến sào còn đem lại tác dụng tốt cho những người gặp các vấn đề về dạ dày.

Nhiều ý kiến cho rằng ăn yến sào ăn có thể mang lại tác dụng cải thiện ham muốn tình dục, tăng cường chức năng miễn dịch, tăng cường năng lượng và trao đổi chất, đồng thời kích thích tuần hoàn. Những đặc tính này đã được chứng minh trong các nghiên cứu ống nghiệm. Tuy nhiên, những phát hiện này cần phải được nghiên cứu nhiều hơn với bằng chứng bổ sung để chứng minh.

Cách phân biệt yến sào thật và giả

tác dụng của yến sào

Theo chia sẻ từ những người làm yến sào có kinh nghiệm thì thực phẩm “đắt xắt ra miếng” này vẫn có thể được làm giả để trông giống như thật. Nếu không có kinh nghiệm mua yến, bạn có thể mua phải hàng kém chất lượng. Vì thế, bạn nên lưu ý một số kinh nghiệm dưới đây khi lựa chọn yến sào:
  • Biết rõ màu sắc của yến thật: Tổ yến thật thường có màu trắng ngả vàng (yến thường), màu da cam, màu đỏ hoặc đỏ da cam (yến huyết). Trong khi đó, tổ yến giả thường có màu trắng, được làm bằng aga (bột rau câu) hoặc bằng keo Agenat trộn lẫn với tinh bột mì (sắn).
  • Tìm hiểu về mùi vị của tổ yến: Về mùi vị, tổ yến thật có mùi vị tanh và ẩm mốc riêng biệt. Song tổ yến làm giả thường có mùi lạ và hăng hắc.
  • Ăn thử yến đã được ngâm trong nước: Khi mua yến, bạn cần ăn thử sản phẩm này sau khi đã ngâm yến vào nước. Nếu tổ yến làm giả thì các kết cấu bằng tinh bột, khi gặp nước sẽ nhão ra. Tổ yến thật khi ngâm hoặc nấu đều không tan nhão, mà rã ra thành từng sợi yến nguyên vẹn và có ết cấu khá dai.
  • Thử với iốt, trà xanh hoặc nước trà: Bạn có thể cho yến vào dung dịch muối iốt để kiểm tra. Nếu là yến giả, dung dịch sẽ chuyển sang màu xanh vì iốt tác dụng với tinh bột. Đối với yến huyết có màu đỏ hoặc hồng thì bạn có thể cho vào nước trà hoặc trà xanh để thử. Yến giả nhuộm với chất có trong nước trà sẽ phản ứng hóa học và đen sẫm lại. Yến giả có phẩm màu nếu ngâm trong nước cũng sẽ bị mất màu, tan trong nước. Với tổ yến thật thì cho dù bạn có đem nấu chín tới 100°C thì vẫn còn vẹn nguyên màu sắc.

Cách ăn yến sào tốt cho sức khỏe

tác dụng của yến sào

Những tác dụng của yến sào có thể khiến bạn cảm thấy món ăn đắt đỏ này cũng đáng giá vì “sức khỏe là vàng”. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ ăn yến sào có tác dụng gì hoặc không biết ăn yến sào đúng cách thì bạn sẽ có nguy cơ bị dị ứng, phản tác dụng và phí tiền vô ích.

Sau đây là những điều bạn nên lưu ý để biết cách ăn yến sào tốt cho sức khỏe.

Ăn yến khi nào tốt nhất?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng thời điểm tốt nhất để ăn yến sào là khi bụng đang rỗng. Bạn có thể ăn yến sào vào buổi sáng mới thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn yến sào vào giữa hai bữa ăn chính khi bụng còn rỗng. Đây là thời điểm thức ăn trước đó đã được tiêu hóa nên bạn có thể bổ sung thêm dinh dưỡng. Yến sào sẽ giúp các cơ quan tiêu hóa khởi động nhẹ nhàng và hấp thu dưỡng chất vào cơ thể.

Khoảng 1 giờ trước khi ngủ, nồng độ của các loại hormone tăng lên giúp tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất vào cơ thể. Đây là thời điểm chất dinh dưỡng phát huy công dụng tốt nhất cho cơ thể.

Ăn yến sào bao nhiêu là đủ?

tác dụng của yến sào

Cơ thể con người có giới hạn về khả năng hấp thụ dưỡng chất ở một thời điểm nhất định. Dinh dưỡng dư thừa do không hấp thu được sẽ thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Vì thế, bạn không nên ăn yến sào quá nhiều kể cả khi đang mệt mỏi hoặc ốm đau. Bạn cũng cần biết cách ăn yến sào theo từng độ tuổi nhất định để cân nhắc liều lượng hợp lý.

Các chuyên gia khuyến cáo về liều lượng yến sào theo độ tuổi như sau:

  • Trẻ em 1 – 12 tuổi: 3g yến sào khô/lần
  • Trẻ vị thành niên và người lớn: 5 – 10g yến sào khô/lần

Đối với trẻ nhỏ, bạn nên cẩn thận khi cho bé ăn yến sào vì đây là một trong những thực phẩm tưởng lợi hóa hại cho trẻ. Bạn không nên cho trẻ ăn yến sào quá sớm, nhất là trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm.

Bạn cần chế biến yến sào khô đúng cách và không nên kết hợp với nhiều nguyên liệu khác. Hãy luôn nhớ rằng cơ thể không hấp thụ được dưỡng chất khi ăn yến sào sẽ bị đào thải. Vì vậy, bạn không nên ăn quá nhiều sẽ rất phí phạm.

Ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng?

tác dụng của yến sào

Bạn chỉ cần ăn yến sào một lượng nhỏ đều đặn sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn là ăn một lượng nhiều dồn vào một lần. Bạn có thể cân đối liều lượng yến sào theo từng đối tượng cụ thể sau đây:

  • Trẻ em: Bé 1 – 3 tuổi chỉ nên dùng 50g/tháng và dùng đều cách ngày. Bé 3 – 10 tuổi có thể ăn yến sào 100g/tháng, dùng đều đặn cách ngày 1 lần khoảng 6-7g/lần.
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không nên ăn yến sào. Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 có thể ăn trung bình 100g/tháng, dùng đều đặn cách ngày khoảng 7g/lần. Phụ nữ mang thai tháng 8 – 9 nên giảm liều lượng 70g/tháng, dùng cách ngày khoảng 5g/lần.
  • Người lớn tuổi: Yến sào đặc biệt tốt cho người lớn tuổi, đặc biệt là người già cần hồi phục sức khỏe sau khi đau ốm, phẫu thuật.
    • Tháng đầu tiên: ăn yến sào mỗi ngày 5g/lần, nên dùng khoảng 150g/tháng.
    • Tháng thứ hai trở đi: ăn cách ngày 1 lần đều đặn khoảng 6-7g/lần, nên dùng khoảng 100g/tháng.
  • Người đau ốm: Người bệnh đang trong giai đoạn điều trị có thể dùng đều đặn mỗi ngày 1 chén yến chưng đường phèn với liều lượng 5g/lần, trung bình dùng khoảng 150g/tháng. Tuy nhiên, yến sào chỉ là thực phẩm bồi bổ sức khỏe chứ hoàn toàn không có chức năng chữa bệnh như “thuốc tiên” như lời đồn thổi.
  • Người bình thường: Nếu bạn muốn tăng cường sức khỏe thì nên ăn yến sào lâu dài và đều đặn 2 lần/tuần với liều lượng khoảng 5g/lần là đủ.

Nếu chế biến yến sào theo cách khác, bạn sẽ khó mà điều chỉnh nhiệt độ. Nhiệt độ cao có thể phá hủy tác dụng của yến sào. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng yến sào như một nguyên liệu của món ăn, bạn vẫn nên chưng cách thủy trước khi cho vào món ăn đã hoàn thành.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Edible Bird’s Nest: The Functional Values of the Prized Animal-Based Bioproduct From Southeast Asia–A Review
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fphar.2021.626233/full
Ngày truy cập: 13/3/2023
Edible Bird’s Nest: Recent Updates and Industry Insights Based On Laboratory Findings
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fphar.2021.746656/full
Ngày truy cập: 13/3/2023
Insights on the molecular mechanism of neuroprotection exerted by edible bird’s nest and its bioactive constituents – ScienceDirect
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2213453022002403
Ngày truy cập: 13/3/2023
Edible bird’s nest: food or medicine?
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23975128/
Ngày truy cập: 13/3/2023
A Mini Review on Medicinal Effects of Edible Bird’s Nest
https://www.researchgate.net/publication/317858316_A_Mini_Review_on_Medicinal_Effects_of_Edible_Bird’s_Nest
Ngày truy cập: 13/3/2023
Science Sheds Light on Myths & Mysteries: A Case Study of Edible Bird’s Nest
https://headfoundation.org/2019/01/11/science-sheds-light-on-myths-mysteries-a-case-study-of-edible-birds-nest/
Potential Residual Contaminants in Edible Bird’s Nest – PMC (nih.gov)
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8021867/
Ngày truy cập: 13/3/2023

Phiên bản hiện tại

19/11/2024

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn chuyên môn: Chuyên gia dinh dưỡng Vũ Thị Mai Hương

Cập nhật bởi: SEO Team


Bài viết liên quan

7 quà tặng tết tràn đầy sức khỏe cho bố mẹ, ông bà

Tổ yến là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho các mẹ


Tham vấn chuyên môn:

Chuyên gia dinh dưỡng Vũ Thị Mai Hương

Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Eatsy


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 3 tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo