3. Sau khi kết thúc quá trình sinh mổ
Sau ca mổ, bạn sẽ được đưa về phòng hậu phẫu để các nhân viên y tế theo dõi và chăm sóc trong khoảng 5 – 10 giờ. Sau đó, bạn sẽ được đưa về phòng nghỉ, nhân viên y tế sẽ khuyến khích bạn uống nhiều nước, rút ống thông tiểu để bạn có thể đi tiểu bình thường. Sau ca mổ khoảng 24 giờ, bạn sẽ được khuyến khích đi bộ để ngăn ngừa táo bón và sự hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu.
Bạn sẽ phải ở lại bệnh viện từ 3 – 5 ngày để các bác sĩ theo dõi tình trạng vết mổ nhằm tìm xem liệu có dấu hiệu nhiễm trùng hay không cũng như chăm sóc sức khỏe, giảm đau cho bạn.
Ngay khi về phòng nghỉ, bạn có thể bắt đầu cho con bú nếu cảm thấy thoải mái với việc đó. Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc có nên cho con bú ngay sau sinh mổ không. Câu trả lời là sinh mổ không có ảnh hưởng nhiều đến việc cho con bú, nên tốt nhất hãy cho trẻ bú sớm nhất có thể.
Trước khi xuất viện, hãy nói chuyện bác sĩ sản khoa về bất kỳ dịch vụ chăm sóc hay phòng ngừa nào mà bạn cần, chẳng hạn như việc ngừa thai sau sinh mổ hay các dấu hiệu bất thường mà bạn cần phải lưu tâm.
Chăm sóc sau sinh mổ: Cần lưu ý điều gì?

Sau quá trình sinh mổ, việc bạn phải trải qua những cảm giác như mệt mỏi và khó chịu là điều hết sức bình thường. Để nhanh chóng phục hồi hơn, bạn cần:
- Nghỉ ngơi mọi lúc khi có thể: Cố gắng giữ tất cả những thứ mà bạn và em bé có thể cần trong tầm tay. Trong vài tuần đầu tiên, tránh nâng bất cứ thứ gì nặng hơn so với trọng lượng em bé của bạn. Ngoài ra, tránh việc ngồi bật dậy đột ngột từ tư thế đang ngồi xổm hay đang nằm.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Để làm dịu cơn đau do vết mổ, các bác sĩ có thể khuyến cáo sử dụng miếng đệm sưởi ấm, ibuprofen, acetaminophen hoặc các loại thuốc khác để giảm đau. Hầu hết các loại thuốc giảm đau đều an toàn cho phụ nữ đang cho con bú.
- Tránh quan hệ tình dục: Để ngăn ngừa nhiễm trùng hay gây tổn thương vết mổ, bạn nên tránh quan hệ tình dục trong 6 tuần ca mổ.
Nên kiểm tra vết mổ của bạn thường xuyên để sớm phát hiện có nhiễm trùng hay không. Hãy chú ý đến bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng bạn gặp phải. Đến bệnh viện ngay nếu có những biểu hiện như:
- Vết mổ của bạn có màu đỏ, sưng hoặc rỉ máu
- Bạn bị sốt
- Bạn bị chảy máu nhiều
- Bạn bị đau nặng hơn
Truy tìm nguyên nhân vì sao bạn cần phải mổ lấy thai

Trong một số tình huống thì việc chỉ định sinh mổ sẽ đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, dưới đây là những lý do vì sao bạn phải sinh mổ:
1. Quá trình chuyển dạ không tiến triển
Quá trình chuyển dạ bị đình trệ là một trong những lý do phổ biến nhất cho việc phải lựa chọn sinh mổ. Việc chuyển dạ bị đình trệ có thể xảy ra nếu cổ tử cung của bạn không mở đủ rộng hoặc không mở dù tử cung vẫn co bóp không ngừng và các cơn đau cứ tiếp tục xảy ra.
2. Thai nhi trong bụng đang gặp tình huống nguy hiểm
Nếu ghi nhận thấy nhịp tim của em bé trong bụng có những thay đổi bất thường, các bác sĩ thường sẽ chỉ định bạn sinh mổ để đảm bảo an toàn cho bé.
3. Thai nhi ở vị trí không thuận lợi
Khi thai nhi ở vị trí không thuận lợi như thai nằm ngang, mẹ sẽ phải sinh mổ bắt con. Trong tình huống này, nếu bạn vẫn muốn sinh thường thì em bé có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng không nhận đủ oxy hoặc suy thai. Còn với trường hợp thai ngôi mông, mẹ có thể phải sinh mổ hoặc không tùy vào tình huống như thế nào.
4. Mẹ bầu mang đa thai thì có thể phải trải qua quá trình sinh mổ

Việc sinh thường sẽ trở nên khó khăn cho những mẹ bầu mang đa thai. Những ca mang thai đôi có thể được xem xét để sinh thường tùy trường hợp, nhưng mẹ bầu mang 3 thai trở lên khả năng cao là sẽ chỉ định sinh mổ.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!