Hải sản là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng. Khi ăn nếu gặp phải những dấu hiệu như ngứa cổ, nổi mẩn đỏ trên cơ thể thì nên ngưng ngay và tìm đến cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự trợ giúp trước khi tình trạng dị ứng hải sản trở nặng.
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Hải sản là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng. Khi ăn nếu gặp phải những dấu hiệu như ngứa cổ, nổi mẩn đỏ trên cơ thể thì nên ngưng ngay và tìm đến cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự trợ giúp trước khi tình trạng dị ứng hải sản trở nặng.
Dị ứng hải sản xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng bất thường với protein của một số loại hải sản. Tình trạng này gồm nhiều loại khác nhau, ví dụ như dị ứng hàu, dị ứng tôm, cá, cua, mực, sò… Đôi khi, các triệu chứng dị ứng hải sản có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nên bạn sẽ cần có biện pháp can thiệp kịp thời ngay khi cơ thể có biểu hiện bất thường sau khi ăn hải sản.
Hải sản là một trong những chất gây dị ứng thực phẩm phổ biến nhất. Đây cũng là một trong những loại dị ứng nguy hiểm nhất, có khả năng làm tăng số lượng người nhập viện cấp cứu do dị ứng thức ăn cao hơn với các loại dị ứng khác. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Sau đây là một số triệu chứng dị ứng hải sản thường gặp:
Dị ứng có thể gây ra một phản ứng nghiêm trọng có khả năng đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ. Tình trạng này cần được cấp cứu khẩn cấp và đòi hỏi điều trị bằng tiêm epinephrine (adrenaline).
Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ do dị ứng hải sản bao gồm:
Bạn có thể gặp các dấu hiệu dị ứng hải sản không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Hãy gặp một bác sĩ hoặc chuyên gia dị ứng nếu bạn có triệu chứng dị ứng thực phẩm trong thời gian ngắn sau khi ăn. Tìm cách điều trị khẩn cấp nếu bạn phát triển các dấu hiệu hoặc triệu chứng của sốc phản vệ.
>>> Bạn có thể quan tâm: Ảnh hưởng của sốc phản vệ do dị ứng lên cơ thể
Tất cả dị ứng thức ăn gây ra bởi hệ miễn dịch phản ứng thái quá. Hệ miễn dịch coi một loại protein của các loại hải sản (bao gồm cả có vỏ hay thân mềm) là có hại, dẫn đến việc sản xuất các kháng thể với protein đó (chất gây dị ứng). Lần sau khi bạn tiếp xúc với các chất gây dị ứng, hệ miễn dịch sẽ giải phóng ra histamine và các hóa chất khác gây ra các triệu chứng dị ứng.
Bạn có nguy cơ phát triển dị ứng hải sản nếu gia đình bạn cũng có người gặp phải vấn đề này. Ngoài ra, tuy dị ứng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng dị ứng hải sản thường phổ biến hơn ở người lớn, đặc biệt là phụ nữ. Ở trẻ em, dị ứng hải sản phổ biến hơn ở các bé trai.
>>> Bạn có thể quan tâm: “Điểm danh” 8 thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Quá trình chẩn đoán dị ứng hải sản thường bao gồm những thủ thuật sau:
Cách duy nhất để ngăn chặn phản ứng dị ứng với hải sản có vỏ là tránh các loạn hải sản, bao gồm cả những loại có vỏ hay thân mềm. Tuy nhiên, dù nỗ lực cách nào, bạn vẫn có thể tiếp xúc với hải sản.
Vậy một khi bị dị ứng hải sản phải làm sao? Ở mức độ dị ứng nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn tự điều trị bằng thuốc dị ứng hải sản như thuốc kháng histamine. Đây là cách chữa dị ứng hải sản giúp làm giảm dấu hiệu và triệu chứng như phát ban trên da và da bị ngứa.
Nếu bạn bị dị ứng hải sản nghiêm trọng với hải sản có vỏ (sốc phản vệ), bạn có thể cần tiêm khẩn cấp epinephrine (adrenaline). Ngoài ra, nếu không may nhà bạn có con nhỏ bị dị ứng, thì bạn cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức nếu bé có những dấu hiệu dị ứng hải sản ở trẻ em.
>>> Bạn có thể quan tâm: Dị ứng thực phẩm nào thường gặp? Cách chẩn đoán và điều trị
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn ngăn chặn dị ứng hải sản có vỏ:
>>> Bạn có thể quan tâm: Nên cho trẻ ăn hải sản khi nào để không bị dị ứng?
Trên đây là những chia sẻ của Hello Bacsi về triệu chứng, cách xử lý dị ứng hải sản nên làm gì, cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Shellfish Allergy. http://acaai.org/allergies/types/food-allergies/types-food-allergy/shellfish-allergy. Ngày truy cập 27/10/2021
Shellfish allergy. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/shellfish-allergy/symptoms-causes/syc-20377503. Ngày truy cập 27/10/2021
Shellfish and fish allergies https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/shellfish-and-fish-allergies Ngày truy cập 27/10/2021
Allergic and Toxic Reactions to Seafood https://www.allergy.org.au/patients/food-allergy/allergic-and-toxic-reactions-to-seafood Ngày truy cập 27/10/2021
Allergies to seafood https://www.healthdirect.gov.au/allergies-to-seafood Ngày truy cập 27/10/2021
Bình luận
Bình luận ngay
Đóng góp ý kiến của bạn cho Hello Bacsi
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!