Lưu ý khi ăn rau mồng tơi

Mồng tơi là loại rau rất tốt cho sức khỏe và khá phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên, nếu ăn mồng tơi không đúng cách có thể đem lại những nguy hại cho sức khỏe. Do đó, bạn cần biết thêm một số lưu ý khi ăn loại rau này.
1. Chọn đúng rau mồng tơi sạch
Mồng tơi có thể chứa các loại ký sinh trùng như giun đũa, sán lá gan, sán dây, nên việc rửa sạch trước khi chế biến là rất quan trọng. Nếu ăn phải rau bị nhiễm ký sinh trùng, bạn có thể gây bị đau bụng, buồn nôn, ngộ độc,… Ngoài ra, bạn nên mua mồng tơi từ những nơi bán uy tín để đảm bảo rằng rau được trồng và bảo quản đúng cách và không bị nhiễm hóa chất.
Hãy chọn loại rau nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng khi ăn rất giòn và ngon. Tránh chọn rau có màu xanh mướt, thân mập, ngọn vươn dài. Trước khi chế biến thì bạn cần phải rửa sạch rau và ngâm qua nước muối hoặc nước gạo.
2. Không nên ăn rau mồng tơi sống
Các loại rau có nhiều chất nhầy như mồng tơi, mướp hương, đậu bắp, rau đay… chứa nhiều chất xơ và đường cellulose khó tiêu. Nếu ăn sống các loại rau này, có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt là đối với những người ăn uống khó tiêu. Do đó, bạn nên nấu chín rau mồng tơi để giảm bớt tác dụng phụ này.
Bạn nên nấu rau mồng tơi chín tới chứ không nên để rau bị sống hay chín kỹ. Ngoài ra, bạn không nên đậy nắp lại sau khi nấu, điều này giúp tận dụng được các chất dinh dưỡng có trong rau và giữ cho rau có màu xanh đẹp mắt.
3. Không nên ăn quá nhiều mồng tơi cùng lúc
Mồng tơi có chứa nhiều chất xơ, nhưng ăn quá nhiều cùng một lúc có thể gây khó tiêu và đầy hơi. Bạn có thể giảm thiểu tác dụng phụ này bằng cách uống đủ nước trong quá trình tiêu thụ mồng tơi. Ngoài ra, ăn kèm thực phẩm giàu vitamin C với mồng tơi có thể hỗ trợ cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
4. Những người không nên ăn rau mồng tơi
Người bị sỏi thận do tăng axit uric nên hạn chế ăn mồng tơi vì rau này chứa nhiều purine, hợp chất này có thể biến thành axit uric trong cơ thể, góp phần tăng nguy cơ phát triển sỏi thận. Đối với những người bị sỏi thận do nguyên nhân khác vẫn có thể ăn được rau mồng tơi. Ngoài ra, axit oxalic có trong mồng tơi cũng làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, góp phần tăng nguy cơ phát triển sỏi thận.
Ngoài ra, nếu bạn đang bị đau bụng, tiêu chảy hoặc có vẫn đề về hệ tiêu hóa, bạn nên hạn chế sử dụng mồng tơi để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
5. Vệ sinh răng miệng sau khi ăn
Mồng tơi chứa axit oxalic, một loại hợp chất hữu cơ có thể tạo thành tinh thể nhỏ, không hòa tan trong nước và dễ bám vào răng. Việc ăn mồng tơi có thể làm tăng cảm giác mảng bám trên răng. Do đó, sau khi ăn mồng tơi, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để giảm thiểu tình trạng này và duy trì sức khỏe răng miệng.
Kết luận
Bổ sung mồng tơi vào khẩu phần ăn hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và tim mạch. Có thể thêm mồng tơi vào các món salad, xào, hoặc trộn vào nước sinh tố để tận hưởng hương vị tuyệt vời và tác dụng tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều mồng tơi có thể gây ra các vấn đề không tốt cho sức khỏe, vì vậy hãy ăn vừa phải để tận dụng được những giá trị dinh dưỡng của rau mà vẫn khỏe mạnh.
Bài viết đã giải cho bạn thắc mắc: Rau mồng tơi có tác dụng gì? Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn khác liên quan đến chế độ ăn dinh dưỡng, hãy tham gia cộng đồng Ăn uống lành mạnh của Hello Bacsi để nhận được những lời khuyên từ chuyên gia nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!