Cảm lạnh là một bệnh rất phổ biến và thường gặp ở tất cả mọi người, nhất là trẻ em. Tuy ít nguy hiểm nhưng tình trạng này có thể gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người mắc phải.
Cảm lạnh là một bệnh rất phổ biến và thường gặp ở tất cả mọi người, nhất là trẻ em. Tuy ít nguy hiểm nhưng tình trạng này có thể gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người mắc phải.
Bạn có thể quan tâm: Cách phân biệt cảm cúm và cảm lạnh.
Cảm lạnh là bệnh xảy ra do nhiễm virus ở mũi và họng (đường hô hấp trên). Bệnh không quá nguy hiểm nhưng thường gây khó chịu cho người mắc. Nhiều loại virus khác nhau có thể là nguyên nhân cảm lạnh, nhưng rhinovirus là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất. Đó cũng là nhóm virus gây kích thích những đợt hen cấp và liên quan đến các trường hợp nhiễm trùng xoang hay tai.
Người lớn khỏe mạnh có thể bị cảm lạnh trung bình từ 2-3 lần mỗi năm. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị cảm lạnh thường xuyên hơn.
Hầu hết mọi người đều tự phục hồi và khỏi bệnh sau khoảng 7–10 ngày. Triệu chứng cảm lạnh có thể kéo dài hơn ở những người hút thuốc hay có hệ miễn dịch yếu.
Các dấu hiệu và triệu chứng cảm lạnh thường xuất hiện từ 1–3 ngày sau khi cơ thể nhiễm virus và có thể khác nhau ở mỗi người, bao gồm:
Dịch và chất nhầy ở mũi có thể trở nên đặc và có màu sắc hơi khác như màu vàng, xanh lá cây trong khi bị bệnh. Đó là biểu hiện bình thường khi bị cảm lạnh, không phải là dấu hiệu của nhiễm khuẩn. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.
Các dấu hiệu bị cảm lạnh thường giống nhau ở người lớn và trẻ em. Đôi khi, các triệu chứng có thể kéo dài hơn ở trẻ em.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu cảm cúm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn đã sử dụng thuốc trị cảm lạnh nhưng các triệu chứng không cải thiện và trở nên nghiêm trọng hơn sau 3 tuần, bao gồm:
Đối với trẻ em, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay nếu gặp bất kỳ biểu hiện nghiêm trọng nào sau đây:
Bạn cũng nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu có nguy cơ cao bị các biến chứng cúm nghiêm trọng và có các triệu chứng cúm như sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ hoặc toàn cơ thể. Những người có nguy cơ cao bị biến chứng cúm bao gồm trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người lớn từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai, người bị suy yếu hệ thống miễn dịch và những người mắc một số bệnh lý nền mạn tính như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim, phổi hoặc thận.
Mặc dù nhiều loại virus có thể gây ra cảm lạnh thông thường, nhưng rhinovirus được cho là nguyên nhân phổ biến nhất. Rhinovirus cũng có thể gây ra các cơn hen suyễn và có liên quan đến nhiễm trùng tai và xoang. Các loại virus khác có thể gây cảm lạnh, bao gồm: virus hợp bào hô hấp, virus parainfluenza ở người, adenovirus, coronavirus thông thường ở người và siêu vi trùng ở người .
Virus cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng, mắt và mũi. Ngoài ra, chúng có thể lây truyền qua giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Hơn nữa, bệnh có thể lây lan qua những vật dụng dùng chung khi người bình thường tiếp xúc với người đang bị cảm lạnh, chẳng hạn như khăn, đồ chơi hoặc điện thoại. Nếu bạn chạm vào mắt, mũi hoặc miệng sau khi tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm trùng, bạn có thể bị cảm lạnh.
Một người bị cảm lạnh có thể bắt đầu lây lan bệnh cho người khác từ vài ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện cho đến khi hết các triệu chứng. Quá trình này thường mất từ 1 đến 2 tuần.
Cảm lạnh là bệnh cực kỳ phổ biến. Trẻ em dưới 6 tuổi thường rất dễ bị cảm lạnh, nhưng người lớn khỏe mạnh, đặc biệt là phụ nữ mang thai, cũng có khả năng mắc bệnh này 2–3 lần mỗi năm. Bạn có thể phòng bệnh bằng cách giảm hoặc cải thiện các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh bao gồm:
Những tình trạng này có thể xảy ra cùng với cảm lạnh :
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nói chung, bạn không cần đến gặp bác sĩ nếu bị cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng xấu đi hoặc không biến mất, thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
Bác sĩ thường chẩn đoán cảm lạnh dựa trên biểu hiệu và triệu chứng của bạn. Nếu bác sĩ nghi ngờ nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc những tình trạng khác, bạn sẽ cần chụp X-quang hoặc thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng.
Bạn thường có thể tự điều trị cảm lạnh tại nhà mà không cần gặp bác sĩ. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong khoảng sau 1 đến 2 tuần.
Phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng bệnh. Để giúp nhanh chóng khỏi bệnh, bạn nên:
Vậy, cảm lạnh uống thuốc gì? Các loại thuốc trị cảm lạnh không cần kê đơn bạn có thể sử dụng để giúp giảm nhẹ triệu chứng bao gồm:
Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc nào giúp tiêu diệt các virus gây bệnh. Hãy nhớ rằng, các loại thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, nhưng cảm lạnh lại do virus gây ra.
Khi cho trẻ uống thuốc, bạn nên làm theo hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Bạn không nên cho bé uống hai loại thuốc có cùng một dược chất vì có thể dẫn đến quá liều. Ngoài ra, người bị cảm lạnh nên ăn một số thực phẩm dễ tiêu hóa, cung cấp thêm dưỡng chất cần thiết hỗ trợ điều trị bệnh nhé.
Bạn sẽ có thể phòng ngừa, giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế lây truyền bệnh cho người khác hiệu quả hơn nếu áp dụng các biện pháp sau đây:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!