Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho là tình trạng khá phổ biến, nhất là với những bé có sức đề kháng yếu. Vậy, vì sao bé có đờm ở cổ nhưng không ho? Cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là gì?
Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ cùng bạn truy tìm những tác nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho. Đồng thời, bật mí 10 cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho là gì?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có đờm ở cổ họng nhưng không ho là hiện tượng tăng tiết dịch nhầy quá mức ở đường hô hấp, khiến trẻ bị viêm họng có đờm, hoặc nghẹt mũi, chảy nước mũi và có thể chảy xuống họng gây ứ đọng đờm nhiều ở cổ, nhưng bé không ho, không thể tống đờm ra ngoài.
Thực chất, đờm là chất nhầy được sinh ra để giữ ẩm niêm mạc mũi và cổ họng, đồng thời loại bỏ bụi bẩn và vi trùng xâm nhập hệ hô hấp. Khi tăng tiết quá mức, đờm trở nên nhiều và đặc hơn bình thường, tạo cảm giác vướng víu, khó chịu ở cổ họng.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho
Để nhận biết trẻ sơ sinh có đờm ở cổ, cha mẹ có thể chú ý đến một số dấu hiệu sau:
- Trẻ sơ sinh thở khò khè, khi thở phát ra nhiều âm thanh, thở rít.
- Trẻ có biểu hiện khó thở, ngạt thở.
- Trẻ ngáy hoặc thở mạnh khi ngủ.
- Trẻ quấy khóc nhiều hơn, trông có vẻ khó chịu, cáu gắt.
- Trẻ có thể bị đau họng, gặp khó khăn khi nuốt, dẫn đến biếng bú, bỏ bú.
- Nếu bị viêm họng, vòm họng của trẻ có thể sưng đỏ.
- Nếu tăng tiết đờm do nhiễm trùng, trẻ có thể biểu hiện các triệu chứng khác như sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, sốt, mệt mỏi…
Nguyên nhân trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn còn non yếu nên các bé dễ mắc những bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp. Cùng với khả năng loại bỏ chất nhầy kém, phản xạ ho, tống đờm ra ngoài của trẻ cũng bị ức chế, khiến trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm tăng tiết chất nhầy trong đường hô hấp của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, điển hình như:
- Sự thay đổi thời tiết, khí hậu: Khi thời tiết đột ngột chuyển lạnh, đường hô hấp của trẻ dễ bị tổn thương do cơ thể bé chưa kịp thích nghi. Lúc này, niêm mạc mũi và họng có thể tăng tiết đờm nhưng phản xạ ho và xì mũi vẫn còn hạn chế khiến đờm ứ đọng trong cổ họng.
- Trào ngược dạ dày: Nếu trẻ bị trào ngược, axit dạ dày sẽ kích thích cổ họng và khoang mũi, dẫn đến tình trạng tăng tiết chất nhầy ở những khu vực này. Hơn nữa, khi trẻ bú sữa bị trào ngược, nôn mửa, bé dễ gặp phải tình trạng có đờm ở cổ họng nhưng không ho.
- Dị ứng: Các dị nguyên có thể kích thích đường thở của bé, gây tăng tiết dịch nhầy, ứ đọng đờm trong khi phản xạ ho tống đờm của bé còn hạn chế.
- Cảm lạnh, cảm cúm: Cơn cảm cúm, cảm lạnh thông thường có thể kích thích cơ thể bé sản xuất ra nhiều đờm hơn.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm xoang, viêm amidan… và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản… đều có thể gây tăng tiết dịch nhầy ở mũi và họng. Tình trạng chảy dịch mũi sau có thể xảy ra, gây ứ đờm ở cổ họng.
- Các bệnh bẩm sinh: Nếu trẻ bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn, xơ nang… thì tình trạng trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho có thể xảy ra thường xuyên.
- Các nguyên nhân khác: Khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất… có thể làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, khiến cơ thể trẻ tăng tiết dịch nhầy.
Trẻ sơ sinh bị đờm ở cổ nhưng không ho có sao không?
Đờm giúp giữ cho đường thở không bị khô và hỗ trợ loại bỏ bụi bẩn, vi trùng ra khỏi mũi, họng của trẻ. Tuy nhiên, tình trạng tăng tiết đờm lại là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó bất thường xảy ra với cơ thể bé.
Khi có quá nhiều đờm trong mũi, trẻ cảm thấy khó thở hơn vì trẻ sơ sinh hầu như chỉ thở bằng mũi. Không những thế, tình trạng chảy dịch mũi sau còn gây ứ đờm ở cổ họng, cản trở khả năng ăn uống của bé.
Mặc dù vậy, nếu trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho và không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác kèm theo, không ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần áp dụng một số cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là được.
Ngược lại, nếu bé có đờm ở cổ nhưng không ho kèm theo các triệu chứng bất thường như trẻ bị đờm lâu ngày, sốt, co giật, sổ mũi, viêm họng, amidan sưng to, bỏ bú, mệt mỏi, lừ đừ, khó đánh thức… thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được hỗ trợ điều trị.
- Đờm trong suốt: Trẻ vẫn khỏe mạnh.
- Đờm màu trắng đục hoặc xám: Đây có thể là dấu hiệu trẻ vẫn bình thường hoặc do tắc nghẽn xoang gây ra.
- Đờm màu vàng: Trẻ có thể bị cảm lạnh nhẹ hoặc bị mất nước nhẹ.
- Đờm màu xanh lá: Trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus
- Đờm màu đỏ hoặc nâu: Đây là tình trạng đờm lẫn máu hoặc chất bẩn khác, cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.
7 cách chữa cho trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp khó khăn trong việc tự tống đờm ra khỏi cổ họng vì các bé vẫn chưa biết hắng giọng hay khạc đờm. Do đó mà khi thấy bé có đờm ở cổ nhưng không ho, nhiều cha mẹ lo lắng không biết trẻ sơ sinh có đờm ở cổ phải làm sao?
Nếu bạn cũng đang quan tâm đến cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thì có một số cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ sơ sinh vừa an toàn, vừa hiệu quả mà bạn có thể tham khảo, bao gồm:
1. Vỗ lưng cho trẻ
Cách trị đờm cho trẻ em đầu tiên mà bạn có thể áp dụng là vỗ rung long đờm cho bé để tống đờm ra ngoài.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng một bên hoặc giữ bé ngồi cúi đầu về phía trước trên đầu gối bạn, hoặc giữ bé ở tư thế mẹ bế vác trẻ.
- Bước 2: Bàn tay khum lại tạo thành một khoảng trống trong không khí.
- Bước 3: Dùng lực cổ tay vỗ rung cho trẻ tạo thành tiếng “bộp bộp” theo hướng từ vùng phổi của bé trở lên để dẫn lưu đờm từ dưới lên họng và miệng.
Nếu vỗ đúng cách, bé sẽ không cảm thấy đau. Tình trạng ứ đờm cũng sẽ tiêu dần.
Chú ý
- Không dùng lực cánh tay khi vỗ để tránh gây đau cho bé.
- Chỉ nên vỗ nhẹ vào vùng phổi, tránh vỗ những vị trí nhạy cảm làm tổn thương bé.
- Sau khoảng 10-15 phút vỗ rung, bé có thể nôn ra đờm. Lúc này, bạn nên quan sát màu sắc đờm của trẻ để phần nào hiểu được tình trạng sức khỏe của bé và cân nhắc xem có nên đưa trẻ đi khám hay không.
2. Cho bé bú nhiều hơn
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho phải làm sao? Cách đơn giản nhất để tiêu đờm cho bé là bạn nên đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho bé.
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi: Mẹ nên tăng cữ bú cho bé để đảm bảo đáp ứng nhu cầu chất lỏng hàng ngày của con.
- Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Ngoài sữa, bạn có thể bổ sung chất lỏng cho bé bằng nước lọc, nước ép, sinh tố, cháo, súp, canh…
Việc cung cấp nhiều chất lỏng giúp loãng đờm, hỗ trợ trẻ tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
3. Vệ sinh mũi cho trẻ
Nếu bạn vẫn đang đau đầu không biết trẻ sơ sinh có đờm ở cổ phải làm sao, đừng bỏ qua cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý. Việc rửa mũi, hút mũi cho bé bằng nước muối sinh lý giúp hạn chế tình trạng chảy dịch mũi sau gây ứ đờm ở cổ họng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Cách hút mũi cho bé bằng nước muối sinh lý như sau:
- Bước 1: Nhỏ nước muối sinh lý vào một bên mũi của trẻ để làm loãng chất nhầy.
- Bước 2: Bóp ống bầu cao su chuyên dùng để hút mũi thủ công và đưa đầu ống vào lỗ mũi bé.
- Bước 3: Từ từ thả bóng ra để tạo lực hút chất nhầy ra ngoài.
- Bước 4: Bóp ống hút mũi vào khăn giấy nhiều lần để loại bỏ chất nhầy trong ống.
- Bước 5: Làm tương tự với bên lỗ mũi còn lại.
Nếu sau 10 phút mà tình trạng trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho vẫn tiếp diễn thì bạn có thể hút thêm một lần nữa.
4. Rơ lưỡi lấy đờm cho trẻ
Để khắc phục tình trạng bé có đờm ở cổ nhưng không ho, bạn có thể áp dụng cách lấy nhớt trong miệng trẻ sơ sinh thông qua việc rơ lưỡi với nước muối sinh lý. Dưới đây là các bước thực hiện:
- Bước 1: Chọn gạc rơ lưỡi vô trùng, mềm mại, không chứa sợi bông.
- Bước 2: Rửa sạch tay với xà phòng hoặc cồn y tế để sát khuẩn, sau đó quấn gạc vào ngón trỏ.
- Bước 3: Bế trẻ ngửa người sao cho phần đầu của trẻ cao hơn thân mình để hạn chế tình trạng nôn trớ.
- Bước 4: Chấm ngón tay quấn gạc vào dung dịch nước muối sinh lý rồi nhẹ nhàng đặt ngón tay vào môi dưới của trẻ để trẻ mở miệng. Sau đó, bạn bắt đầu làm sạch xung quanh miệng và rơ lưỡi từ trong ra ngoài cho bé.
5. Loại bỏ tác nhân kích thích đường hô hấp
Trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho, bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá, nấm mốc, dị nguyên… là những tác nhân gây kích thích đường hô hấp. Dựa vào đó, bạn chỉ cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân này để cơ thể trẻ không tăng tiết chất nhầy nữa.
Để làm được điều này, bạn nên dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh chăn, gối, đệm, quần áo của trẻ… thường xuyên hơn. Ngoài ra, nếu đã biết được trẻ bị dị ứng với điều trị, bạn nên để trẻ tránh xa dị nguyên đó nhé!
6. Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí
Nếu vẫn còn băn khoăn bé có đờm ở cổ phải làm sao, thì bạn có thể làm ẩm không khí trong phòng ngủ và nơi sinh hoạt hàng ngày của trẻ bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm không khí. Phương pháp này giúp làm loãng chất nhầy trong mũi và họng của bé, nhờ đó mà được xem là cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ sơ sinh đơn giản, an toàn.
7. Giữ ấm cơ thể bé
Khi trời trở lạnh, bạn nên giữ ấm cơ thể bé để phòng ngừa nguy cơ cảm lạnh, đồng thời hạn chế việc hệ hô hấp bị kích thích đột ngột dẫn đến tăng tiết chất nhầy.
Mẹo dân gian tiêu đờm cho trẻ không ho nhưng có đờm ở cổ họng
Ngoài những cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã đề cập, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian làm tan đờm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên sau đây:
1. Kết hợp hành tây và đường phèn
Hành tây có khả năng sát khuẩn cao, nhờ vậy mà thường được dùng trong các bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh ở đường hô hấp và tiêu hóa như cảm lạnh, cảm cúm… Sự kết hợp giữa hành tây và đường phèn không chỉ giúp cơ thể kháng khuẩn mà còn làm tan đờm cho trẻ nhỏ.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Gọt vỏ, rửa sạch 1 củ hành tây rồi thái nhỏ thành hạt lựu.
- Bước 2: Cho hành tây và đường phèn (liều lượng vừa phải) vào chén, hấp cách thủy khoảng 30 phút.
- Bước 3: Sau khi hấp, lọc lấy nước rồi để nguội và cho bé uống 1 muỗng cà phê/lần, 2-3 lần/ngày, uống liên tục 3 ngày để thấy hiệu quả.
2. Dùng củ cải trắng và lê
Lê và củ cải trắng được biết đến như với công dụng tiêu đờm hiệu quả. Sự kết hợp giữa hai nguyên liệu thiên nhiên này với gừng và mật ong không chỉ làm tan đờm cho trẻ mà còn sát khuẩn vùng hầu họng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch, gọt vỏ 1 quả lê, 1 củ cải trắng và một ít gừng tươi.
- Bước 2: Ép các nguyên liệu lấy nước rồi cho vào nồi, đun sôi.
- Bước 3: Tắt bếp, để nguội bớt rồi thêm mật ong (liều lượng vừa phải), khuấy đều.
- Bước 4: Để nguội rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quản. Khi cho trẻ uống thì bạn pha 1 muỗng hỗn hợp với khoảng 100ml nước ấm rồi cho bé uống sau khi ăn 30 phút là được.
Lưu ý
3. Hấp chanh đào và mật ong
Bên cạnh những cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho, bạn có thể pha chanh đào với mật ong cho trẻ từ 1 tuổi trở lên để làm tan đờm trong cổ. Đây là bài thuốc dân gian được nhiều người đánh giá là mang lại hiệu quả cao.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Vắt lấy nước chanh đào, bỏ hạt, cho vào chén.
- Bước 2: Thêm mật ong (với trẻ từ 6-12 tháng tuổi thì dùng đường phèn) vào chén, khuấy đều.
- Bước 3: Cho chén chanh mật ong vào nồi cơm, nấu đến khi cơm chín thì lấy ra, để nguội và cho bé uống 5ml/lần, 2-3 lần/ngày.
Như vậy là bạn đã “bỏ túi” được 10 cách tiêu đờm tại nhà cho trẻ vừa đơn giản, vừa hiệu quả. Hi vọng những thông tin này đã giúp bạn hiểu được vì sao trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho, từ đó có biện pháp hỗ trợ tan đờm cho trẻ, giúp bé yêu mau khỏi bệnh.
[embed-health-tool-vaccination-tool]