backup og meta

Hướng dẫn cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm

Hướng dẫn cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm

Hút mũi cho trẻ sơ sinh là phương pháp khai thông đường thở khi con bị nghẹt mũi, giúp bé hô hấp dễ dàng và cảm thấy thoải mái hơn.

Trẻ sơ sinh thường bị sổ mũi, nghẹt mũi. Điều này gây ra bởi sự tích tụ chất nhầy bên trong mũi và đường hô hấp. Bên cạnh việc dùng tăm bông, bố mẹ có thể cân nhắc đến biện pháp hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm hoặc dụng cụ hút hình chữ U nếu cần thiết nhằm giúp bé yêu cảm thấy thoái mái hơn. 

Hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm được thực hiện như sau:

1. Đưa nước muối vào mũi

Để giúp làm loãng chất nhầy, hãy sử dụng nước muối nhỏ vào đường mũi của con. Bước đầu tiên trong cách hút mũi cho bé bằng ống bơm là đặt con nằm xuống và nghiêng đầu bé một chút. Nhỏ từ 1 – 2 giọt dung dịch vào mũi. Cố gắng để chất lỏng ở yên trong mũi em bé khoảng 10 giây.

2. Đợi một vài phút

Sau khi đưa dung dịch nước muối vào mũi bé, chờ khoảng 2 – 3 phút. Giữ đầu bé thấp hơn chân. Điều này giúp dung dịch đi sâu vào mũi. Hiện tượng nghẹt mũi sẽ giảm dần và con yêu có thể thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu sau một vài phút bé vẫn thở khò khè thì bạn nên lặp lại việc nhỏ nước muối.

3. Đặt ống bơm trước mũi bé

Bóp ống bơm để đẩy hết không khí ra ngoài, sau đó đặt đầu ống trước mũi bé sao cho mũi bị bịt kín. Nhẹ nhàng thả tay cầm để hút chất nhầy ra. Đây là cách hút mũi cho trẻ vô cùng đơn giản.

  • Nếu bé có hành động phản đối khi bạn hút mũi cho trẻ sơ sinh, đừng nôn nóng bắt ép trẻ phải hút chất nhầy ngay mà hãy thử lại sau.
  • Không nên để đầu ống bơm đi quá sâu vào bên trong mũi nhằm tránh gây tổn thương.

4. Làm sạch ống bơm sau khi hút xong một bên mũi

Trước khi tiến hành hút mũi cho trẻ sơ sinh ở bên còn lại, bạn cần phải loại bỏ hết chất nhầy trong ống trước. Bóp mạnh để đẩy hết dịch bẩn ra ngoài, sau đó dùng nước hoặc khăn giấy để vệ sinh phần đầu ống.

5. Lặp lại các bước hút mũi cho trẻ sơ sinh

Con yêu đã có thể thở tốt hơn sau khi làm sạch chất nhầy ra khỏi mũi. Tuy nhiên, nếu mũi của bé vẫn còn bị nghẹt sau 5 – 10 phút, hãy lặp lại toàn bộ quá trình một lần nữa.

Hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ chữ U

cách hút mũi cho trẻ sơ sinh

Biện pháp hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ chữ U được thực hiện như sau:

1. Để đầu hút trước mũi con

Đặt đầu vòi lớn vào mũi em bé. Đầu thon được nối với một ống hình trụ dài, nơi thu được chất nhầy từ mũi.

2. Hút chất nhầy

Bạn hãy đặt ống ngậm lên miệng và hút đầu còn lại của dụng cụ. Lượng chất nhầy lấy ra từ mũi con tùy thuộc vào lực hút của bạn. Bạn sẽ không hút phải chất nhầy do dụng cụ đã được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn điều này.

3. Vệ sinh sau khi hút mũi cho trẻ sơ sinh

Sau khi hoàn thành cách hút mũi cho bé bằng dụng cụ chữ U, hãy tháo rời từng bộ phận của dụng cụ và rửa thật kỹ càng bằng xà phòng và nước sạch.

Các biện pháp hút mũi cho trẻ sơ sinh khác

Bên cạnh gợi ý hút mũi cho trẻ sơ sinh như trên thì bạn cũng có thể tham khảo thêm các mẹo nhỏ dưới đây nhằm hỗ trợ khai thông đường thở, giúp bé yêu hít thở dễ dàng hơn:

  • Xông hơi: Biện pháp này mang đến lợi ích tích cực với chứng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh bằng cách làm lỏng dịch nhờn. Bạn hãy đun nước nóng và để hơi nước tích tụ trong phòng tắm, sau đó đưa bé vào phòng tắm khoảng 20 phút.
  • Máy tạo ẩm: Không khí trong khu vực phòng ngủ đủ ẩm cũng có thể giúp trẻ sơ sinh bj nghẹt mũi mau hết nghẹt. Do đó bạn hãy thử sử dụng máy tạo độ ẩm và nhỏ thêm 1-2 giọt tinh dầu bạc hà nhằm hỗ trợ con yêu thở dễ dàng hơn nhé. Trên thực tế, ngay cả khi con bạn không bị ốm, máy tạo độ ẩm sẽ bổ sung độ ẩm vào không khí khô có thể giúp làm dịu làn da đang bị khô, kích ứng.
  • Tư thế ngủ: Nâng cao đầu của trẻ sơ sinh một chút có thể làm dịu ngạt mũi và hỗ trợ con hô hấp dễ dàng hơn đấy. Bạn hãy cuộn tròn 1 chiếc khăn móng rồi đặt sau đầu con khi bé ngủ là được.
  • Chà ngực cho bé: Bố mẹ có thể thực hiện xoa ngực cho bé bằng cách sử dụng kem dưỡng da đặc và các loại tinh dầu như hoa oải hương, hoa cúc và bạch đàn để giúp bé hết nghẹt mũi.

Vì sao phải hút mũi cho trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh khá dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như nghẹt mũi. Tình trạng này xuất phát từ việc bé bị nhiễm virus hoặc không khí xung quanh khu vực sống có nhiều khói bụi. Nghẹt mũi có thể khiến bé bị nghẹt mũi, thở ồn hoặc gây khó khăn khi bú. Do vậy, bố mẹ nên tìm hiểu cách hút mũi cho trẻ sơ sinh để giúp con hô hấp một cách dễ dàng hơn, bú tốt hơn.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

5 Effective Ways To Clean Your Baby’s Nose http://www.momjunction.com/articles/easy-steps-to-clean-your-babys-nose-using-a-bulb-syringe_0098500/ ngày truy cập 04/02/2018

How to Clean Your Baby’s Nose https://parenting.firstcry.com/articles/how-to-clean-your-babys-nose/ ngày truy cập 23/03/2021

Suctioning the Nose with a Bulb Syringe https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/health-wellness-and-safety-resources/helping-hands/suctioning-the-nose-with-a-bulb-syringe Ngày truy cập: 02/08/2022

Bulb Syringe https://www.womans.org/our-services/mother-and-baby/new-mom/newborn-care/baby-care/bulb-syringe Ngày truy cập: 02/08/2022

Suctioning Your Child’s Nose And Mouth https://www.chkd.org/patients-and-families/health-library/way-to-grow/suctioning-your-childs-nose-and-mouth/ Ngày truy cập: 02/08/2022

Suctioning the Nose with a Bulb Syringe https://www.cincinnatichildrens.org/health/s/suction Ngày truy cập: 02/08/2022

How to use a bulb syringe or nasal aspirator to clear a stuffy nose https://www.babycenter.com/baby/bathing-body-care/how-to-use-a-bulb-syringe-or-nasal-aspirator-to-clear-a-stuf_482 Ngày truy cập: 02/08/2022

Phiên bản hiện tại

20/02/2023

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 20/02/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo