Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà. Giữ không khí ẩm có thể giúp làm loãng đờm và giúp bạn khạc đờm màu vàng dễ dàng hơn. Súc miệng bằng nước muối sinh lý. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để súc miệng giúp làm lỏng chất nhầy do dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang ảnh hưởng đến cổ họng. 
Khi nào cần đi khám khi ho có đờm vàng?
Nếu bạn ho có đờm màu trắng, vàng hoặc xanh kéo dài hơn một vài ngày kèm các triệu chứng khác như sốt, ớn lạnh, đau xoang; hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn có thể thử tự điều trị và làm giảm nhẹ triệu chứng trong trường hợp có đờm màu vàng nhưng vẫn chưa ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Thông thường, đờm có màu vàng, xanh hoặc đờm màu vàng bị đặc không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nếu có nhiễm trùng, màu sắc của đờm không giúp xác định nguyên nhân gây ra là do virus, vi khuẩn hay mầm bệnh không. Dị ứng cũng có thể gây ra sự thay đổi màu sắc của đờm.
Nếu thấy mình có đờm màu đỏ, nâu, đen hoặc sủi bọt, bạn nên được thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn cần được điều trị kịp thời.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!