Các tác nhân này sẽ kích thích mũi, khiến chất nhầy tiết ra nhiều hơn.
5. Nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi kéo dài: Bệnh hen suyễn
Hen suyễn là căn bệnh khiến trẻ ho có đờm, hắt hơi, thở khò khè, khó thở. Nếu không được kiểm soát, bệnh không chỉ khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài mà còn có thể nguy hiểm đến tính mạng của bé.
6. Lệch vách ngăn mũi
Vách ngăn mũi là đường xương và sụn chia đôi mũi. Có ý kiến cho rằng ít nhất khoảng 80% dân số thế giới có vách ngăn mũi hơi vẹo, nhưng một số người bị lệch nghiêm trọng hơn những người khác, được gọi là lệch vách ngăn mũi. Một số trẻ bẩm sinh đã bị lệch vách ngăn, nhưng những bé khác chỉ bị lệch sau khi bị chấn thương mũi. Dấu hiệu lệch phổ biến nhất là một bên mũi luôn bị sung huyết hơn bên còn lại.
Lệch vách ngăn mũi có thể cản trở sự thoát dịch nhầy được sản xuất tự nhiên bởi các xoang, khiến bé bị sổ mũi kéo dài, hay thậm chí là chảy nước mũi mãn tính hoặc chảy dịch mũi sau. Các triệu chứng khác cho thấy bé bị sổ mũi kéo dài do vách ngăn mũi lệch bao gồm:
7. Bé bị sổ mũi kéo dài do thuốc
Việc sử dụng không đúng cách một số loại thuốc xịt hoặc thuốc nhỏ mũi không kê đơn có thể khiến tình trạng sổ mũi ở trẻ em trở nên trầm trọng hơn, dẫn đến việc trẻ bị sổ mũi kéo dài. Nếu lạm dụng những loại thuốc này, cơ thể bé sẽ phải phụ thuộc vào thuốc. Nghĩa là, bé phải sử dụng thuốc mới có thể ngừng chảy nước mũi được. Một tác hại ngược lại của việc lạm dụng thuốc trị nghẹt mũi, sổ mũi là bé có thể bị lờn thuốc.

8. Thời tiết lạnh
Thời tiết lạnh đôi khi có thể kích thích phản ứng tạo ra chất nhầy trong mũi, khiến bé bị sổ mũi kéo dài trong những ngày lạnh giá, đặc biệt là vào mùa đông. Nếu hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, không thể tự chống lại cái lạnh, cơn sổ mũi có thể kéo dài hơn 1 tháng. Do đó, nếu bạn nhận thấy bé thường bị sổ mũi kéo dài trong những ngày trời trở lạnh, hãy đảm bảo bé luôn được giữ ấm.
9. Dị vật chèn ép khiến bé bị sổ mũi kéo dài
Nếu trẻ bị sổ mũi kéo dài mà không kèm theo các triệu chứng giống như cảm lạnh hoặc cúm, thì nguyên nhân có thể là do một dị vật nào đó bị mắc kẹt trong lỗ mũi của bé. Việc có dị vật chèn ép trong mũi có thể kích thích mũi tiết dịch có mùi hôi.
10. Trẻ chưa biết cách xì mũi
Ở những trẻ bị viêm mũi họng nhưng lại không biết cách xì mũi hiệu quả, tình trạng chảy nước mũi sẽ thường xảy ra. Việc không xì hết nước mũi, vệ sinh mũi không sạch khiến tình trạng viêm mũi có xu hướng tái đi tái lại và ngày càng nặng hơn, dai dẳng hơn, dẫn đến việc bé bị sổ mũi kéo dài.

11. Chế độ ăn có thể khiến bé bị sổ mũi kéo dài
Nếu uống quá nhiều sữa nguyên chất, nguyên kem, nhiều chất béo hoặc ăn quá no, trẻ có thể bị trào ngược dạ dày thực quản. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như ợ nóng, tăng tiết chất nhầy. Đó cũng là lý do vì sao trẻ bị sổ mũi kéo dài.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được 11 nguyên nhân phổ biến khiến bé bị sổ mũi kéo dài.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!