Hỏi – Đáp với Bác sĩ Nhi khoa về Bệnh ở trẻ tại đây!
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Táo bón ở trẻ em là vấn đề khá phổ biến, xảy ra khi có sự thay đổi trong chế độ ăn uống của trẻ. Thế nhưng, tình trạng này chỉ là tạm thời và nếu bạn biết cách điều trị cho bé bị táo bón, hệ đường tiêu hóa của bé sẽ mau chóng ổn định trở lại.
Có rất nhiều cách chữa khi trẻ bị táo bón và đâu là cách thật sự hiệu quả? Trong bài viết sau, Hello Bacsi sẽ bật mí các mẹo nhỏ để trị táo bón ở trẻ em và các dấu hiệu đi kèm để giúp cha mẹ dễ dàng nhận biết.
Táo bón xảy ra khi việc đi tiêu ít thường xuyên hơn và phân trở nên khó đi. Triệu chứng này xảy ra do những thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc thói quen ăn uống không đủ chất xơ.
Làm thế nào bạn có thể biết bé bị táo bón? Bên cạnh việc con yêu tỏ ra khó chịu mỗi lần đi vệ sinh, bạn có thể quan sát các dấu hiệu điển hình sau:
Đôi khi, em bé bị táo bón lại có thể đi kèm cùng tiêu chảy và khiến nhiều cha mẹ nhầm lẫn. Điều này xảy ra do phân cứng bị mắc kẹt trong trực tràng và phân lỏng dễ dàng trượt qua, đào thải ra ngoài trước.
Trẻ bị táo bón thường xảy ra khi chất thải hoặc phân di chuyển quá chậm qua đường tiêu hóa, khiến phân trở nên cứng và khô.
Nhiều yếu tố có thể gây táo bón ở trẻ em, bao gồm:
>>> Bạn có thể quan tâm: Trẻ 4 tuổi bị táo bón: Mẹ đã biết cách chăm sóc chưa?
Trẻ bị táo bón phải làm sao? Một số mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón của trẻ:
Mất nước thường xuyên có thể gây ra tình trạng táo bón ở trẻ em. Khi trẻ không đi ngoài được, bạn phải cho bé uống nhiều nước cũng như giữ nước cho cơ thể. Khi con yêu bị táo bón, bạn có thể thử cải thiện tình hình bằng cách cho con uống một ít nước khoáng có gas.
Một số nghiên cứu cho rằng loại nước này hiệu quả hơn nước lọc trong việc làm giảm táo bón, kể cả táo bón vô căn mạn tính hoặc trẻ mắc phải hội chứng ruột kích thích (IBS). Tuy nhiên, đừng sử dụng những loại nước ngọt có gas vì đây là lựa chọn không tốt cho sức khỏe và có thể làm chứng táo bón ở trẻ em trở nên tồi tệ hơn.
Trẻ nhỏ bị táo bón thường được khuyên nên nạp vào chất xơ nhiều hơn. Điều này là do việc tăng cường chất xơ cho cơ thể sẽ hỗ trợ khả năng vận động của ruột, khiến phân dễ đi qua hơn. Trên thực tế, một đánh giá gần đây cho thấy 77% trường hợp bị táo bón mạn tính có thể cải thiện khá nhiều chỉ nhờ vào việc dung nạp thêm chất xơ.
Tuy nhiên, có một vài ý kiến cho rằng nếu hấp thụ chất xơ quá nhiều có thể khiến tình trạng táo bón ở trẻ em trở nên tồi tệ hơn. Tuy chất xơ có thể làm tăng tần suất đi vệ sinh, nhưng không giúp giảm các triệu chứng táo bón khác, ví dụ như phân quá rắn, đau bụng, đầy hơi…
>>> Bạn có thể quan tâm: Top 10 những thực phẩm giàu chất xơ cho con yêu
Các nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy tác dụng của chất xơ không hòa tan trong điều trị táo bón ở trẻ em. Đồng thời, chất xơ này lại có thể khiến trẻ mắc phải các vấn đề về ruột gặp gây khó đi vệ sinh hơn.
Một số chất xơ hòa tan lên men cũng có thể không hiệu quả trong điều trị táo bón, vì đôi khi chất xơ này còn được lên men bởi loại vi khuẩn trong ruột và làm mất khả năng giữ nước.
Để trị táo bón ở trẻ em, bạn hãy chọn bổ sung chất xơ không lên men vào chế độ ăn uống hàng ngày của bé, chẳng hạn cho bé sử dụng thuốc psyllium.
Lợi khuẩn có thể giúp hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ em hiệu quả. Nếu bé gặp vấn đề về đi tiêu, đôi lúc nguyên do đến từ sự mất cân bằng của vi khuẩn đường ruột. Do vậy, bạn có thể cho bé bổ sung lợi khuẩn từ những thực phẩm hay thuốc, chẳng hạn như sữa chua, men vi sinh, kẹo dẻo lợi khuẩn, Enterogermina…
Mận và nước ép mận thường được biết đến như là phương thuốc tự nhiên để trị táo bón. Ngoài chất xơ, mận còn chứa sorbitol nhuận tràng tự nhiên. Thêm vào đó, các nhà khoa học đã nhận định rằng mận khô mang lại tác dụng hiệu quả hơn chất xơ.
Nếu bé yêu bị táo bón, mận khô có thể là giải pháp tự nhiên dễ dàng nhất, bạn chỉ cần cho con dùng khoảng 50g (tương đương gần 7 trái mận) hai lần một ngày.
Trong một số trường hợp, không dung nạp đường lactose có thể gây táo bón do tình trạng này ảnh hưởng đến chuyển động của ruột. Nếu bạn nghĩ rằng bé mắc phải tình trạng trên thì hãy tạm thời loại bỏ sữa hoặc các sản phẩm từ sữa khỏi chế độ ăn uống của con để xem triệu chứng táo bón có cải thiện không. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo bé được bổ sung canxi đầy đủ từ những thực phẩm khác.
Tuy nghe qua có vẻ khó tin nhưng việc vận động đều đặn có thể giúp hỗ trợ trị táo bón ở trẻ em, cũng như làm giảm các triệu chứng. Do trong lúc này, ruột của bé có cơ hội được chuyển động. Vì vậy, bạn hãy khuyến khích con vui đùa từ 30 – 60 phút mỗi ngày nhé.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bị táo bón lâu ngày: Nguyên nhân do đâu?
Khuyến khích con bạn sử dụng phòng vệ sinh vào những thời điểm thường xuyên trong ngày, đặc biệt là sau bữa ăn và bất cứ khi nào bé cảm thấy muốn đi. Hãy để bé tập ngồi ít nhất 10 phút/lần. Đặt một chiếc ghế đẩu nhỏ dưới chân con bởi tư thế này sẽ hỗ trợ phân đi ra dễ dàng hơn.
Riêng đối với trẻ nhỏ, bạn có thể tạo cho bé thói quen đi vệ sinh bằng cách nói: “Đến giờ đi vệ sinh rồi” thay vì hỏi bé có muốn đi vệ sinh hay không.
Thuốc làm mềm phân được nhận định là an toàn cho trẻ em (ví dụ như Duphalac), nhưng bạn nên sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Hai sai lầm phổ biến mà các bậc cha mẹ mắc phải khi cho con uống thuốc làm mềm phân để trị táo bón ở trẻ em là dùng không đủ liều hoặc dừng thuốc quá sớm.
Bạn có thể mát xa bụng cho bé để trị táo bón cho trẻ em theo những bước sau:
Ngoài cách mát xa cho bé bị táo bón này, bạn có thể đặt con nằm ngửa, nắm 2 chân bé và tạo thành động tác đạp xe. Cách làm này cũng giúp bé bị táo bón đi tiêu tốt hơn.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bị táo bón nên ăn gì? 6 món ăn trị táo bón nhanh chóng
Một số gợi ý trong bài viết sẽ phù hợp để hỗ trợ điều trị cho trẻ bị táo bón không đi ngoài được ở mức độ nhẹ. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn và mẹ lo lắng không biết trẻ bị táo bón nặng phải làm sao, thì cách tốt nhất là bạn nên đưa con đi khám. Đồng thời, hãy tuân thủ những chỉ định của bác sĩ để giúp con nhanh khỏi hơn nhé!
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Treatments for Constipation in Children https://www.webmd.com/children/guide/constipation-treatment#1 ngày truy cập 08/01/2019
Constipation in children https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/constipation-in-children/symptoms-causes/syc-20354242 ngày truy cập 08/01/2018
Toddler Constipation https://www.webmd.com/children/toddler-constipation-causes-treatments#1 ngày truy cập 08/01/2018
Treatment for Constipation in Children
https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/constipation-children/treatment – truy cập ngày 25/05/2021
Evaluation and Treatment of Constipation in Children and Adolescents
https://www.aafp.org/afp/2014/0715/p82.html – truy cập ngày 25/05/2021
Constipation in children
https://www.nhs.uk/conditions/baby/health/constipation-in-children/ – truy cập ngày 25/05/2021
What is Constipation?
https://www.nationwidechildrens.org/conditions/constipation – truy cập ngày 25/05/2021
Bình luận
Bình luận ngay
Đóng góp ý kiến của bạn cho Hello Bacsi
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!