backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Rau diếp cá có tác dụng gì? Điểm danh 8 lợi ích của rau diếp cá

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền · Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Nhi Bui · Ngày cập nhật: 14/04/2023

Rau diếp cá có tác dụng gì? Điểm danh 8 lợi ích của rau diếp cá

Bên cạnh việc dùng loại rau này để trị mụn, bạn cũng có thể có thể  tận dụng công dụng của rau diếp cá trong việc điều trị một số bệnh lý khác.

Rau diếp cá (hay còn gọi là dấp cá, ngư tinh thảo) có tên khoa học: Houttuynia cordata là một loại cây rất quen thuộc được trồng nhiều ở các nước châu Á. Đặc biệt, đây là loại rau thơm, đồng thời là dược liệu phổ biến tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Tìm hiểu chung về rau diếp cá

Rau diếp cá là loại cây có thân và rễ mọc ngầm dưới đất. Chiều cao trên mặt đất khoảng 20-40cm. Lá diếp cá hình tim, mọc so le, màu xanh sẫm, khi vò nát có mùi hơi tanh.

Ở Việt Nam, người dân dùng diếp cá như một loại rau gia vị hoặc dược liệu để cải thiện một số tình trạng sức khỏe bằng cách ăn sống hoặc xay, ép làm nước uống.

Gần như toàn bộ các bộ phận của cây diếp cá đều chứa tinh dầu. Thành phần hóa học rất đa dạng, bao gồm tinh dầu, decanoyl acetaldehyde, methyl-n-Nonykelton, calcium sulfate, quercitrin, hyperin, myrcene, capric acid, reynountrin, calcium chloride, afzefin, rutin, isoquercitrin, camphene, limonene, stearic acid, oleic acid,… trong đó, dẫn xuất ceton, 3-oxodocecanal, có tác dụng kháng khuẩn. Cây có tác dụng giảm ho, lợi tiểu, kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virus.

Theo y học cổ truyền, dấp cá có vị chua, tính hơi hàn. vào kinh can và phế. Tác dụng thẩm thấp, thanh nhiệt, chỉ khái, hóa đờm, lợi thấp và tiêu thũng.

Liều dùng: 15 – 60g/ ngày.

Tham khảo 8 tác dụng của rau diếp cá

tác dụng của lá rau diếp cá

Nhiều người thường thắc mắc rau diếp cá có tác dụng gì hay công dụng của rau diếp cá là gì? Nếu cũng đang có thắc mắc này, hãy khám phá câu trả lời qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được ngay sau đây. Câu trả lời có thể làm bạn rất bất ngờ đấy!

Đối với nhiều người, loại rau này có mùi khá khó chịu và không dễ ăn. Tuy nhiên, công dụng rau diếp cá lại mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng loại rau này không chỉ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch mà còn giúp trị mụn, giúp đường hô hấp hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, cây diếp cá còn là một nguyên liệu thuốc tuyệt vời nhờ tác dụng thải trừ độc tố cho cơ thể. Dưới đây là 8 tác dụng tuyệt vời mà bạn nên biết:  

1. Rau diếp cá trị mụn

tác dụng của rau diếp cá: trị mụn

Rau diếp cá có tác dụng gì đối với làn da hay không? Bạn có biết việc dùng rau diếp cá trị mụn là một trong những bí quyết chăm sóc da được nhiều chị em tin dùng. Để nhận được công dụng này của rau diếp cá, mỗi khi mặt nổi mụn, bạn chỉ cần lấy vài lá và thực hiện như sau: 

  • Rửa sạch lá diếp cá. Giã nát, hòa thêm chút muối rồi đắp lên nốt mụn. Rửa sạch sau 15 phút.
  • Cách trị mụn bằng diếp cá có thể sẽ nhanh chóng giúp nốt mụn bớt sưng, đau. Không những thế, dùng loại rau này trị mụn còn giúp da hạn chế tình trạng thâm đen do mụn.

Ngoài ra, bạn có thể tự làm nước ép diếp cá, uống để trị mụn như sau: xay nhuyễn 200g diếp cá cùng chút nước. Sau đó cho thêm 500ml nước vào và dùng rây lọc chắt lấy nước cốt. Bạn có thể thêm chút đường cho dễ uống. Thói quen uống nước ép loại rau này đều đặn sẽ giúp làn da bạn được cải thiện rõ rệt và đây chính là đáp án cho thắc mắc uống nước rau diếp cá có tác dụng gì. 

Đào thải độc tố từ bên trong, hỗ trợ điều trị mụn do rối loạn nội tiết là những tác dụng ấn tượng của lá diếp cá.

2. Tác dụng của rau diếp cá: Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

tác dụng của rau diếp cá

Theo một nghiên cứu vào năm 2014 trên chuột cho thấy việc uống nước rau diếp cá liên tục trong 4 tuần có thể làm giảm  hàm lượng đường trong máu lúc đói,  góp phần hỗ trợ trong điều trị phối hợp cùng Metformin.

Vậy người bệnh tiểu đường uống nước rau diếp cá có tác dụng gì không? Câu trả lời là loại rau này được xem là một liều thuốc tiềm năng đối với các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.

3. Uống nước rau diếp cá có tác dụng gì? Giúp kiểm soát cân nặng

Uống nước rau diếp cá có tác dụng gì

Ngoài khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu đường, trị mụn thì thói quen uống nước rau diếp cá có tác dụng gì khác? Nhiều nghiên cứu cho biết loại rau này chứa thành phần giúp hỗ trợ  chống béo phì. Do đó, ăn hoặc uống nước diếp cá sẽ giúp giảm đi lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Về lâu dài, cách làm này sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả.

4. Rau diếp cá có tác dụng gì? Giúp lợi tiểu

tác dụng rau diếp cá

Ăn rau diếp cá có tốt không hay uống rau diếp cá có tác dụng gì nếu đang bị tiểu buốt, tiểu rắt? Câu trả lời là có. Bởi theo kinh nghiệm dân gian, tác dụng lợi tiểu của loại rau gia vị này vô cùng hữu ích cho người bị tiểu rắt, tiểu buốt.

Để cải thiện tình trạng trên, hãy tăng cường bổ sung rau diếp cá vào bữa ăn để lợi tiểu. Đông y cũng tận dụng lợi ích của rau diếp cá để bào chế các bài thuốc lợi tiểu.

5. Tác dụng của rau diếp cá: Giải độc tố cho cơ thể

tác dụng rau diếp cá

Từ khả năng lợi tiểu, rau diếp cá còn tác dụng thanh nhiệt thẩm thấp. Việc tiêu thụ loại rau này giúp các loại độc tố trong cơ thể sẽ được đào thải thông qua đường tiểu tiện.

6. Lợi ích của rau diếp cá: Trị bệnh viêm phổi

tác dụng rau diếp cá

Tác dụng rau diếp cá có thể hỗ trợ điều trị viêm phổi, các triệu chứng phổi bất thường và tình trạng bất ổn ở đường hô hấp.

7. Tác dụng của rau diếp cá: Chữa các bệnh nhiễm trùng

tác dụng rau diếp cá

Ngoài các công dụng kể trên, rau diếp cá có tác dụng gì khác? Câu trả lời là người ta thường dùng loại rau này để chữa bệnh nhiễm trùng vì nó có thành phần kháng khuẩn.

Ngoài ra, công dụng của rau diếp cá còn đến từ hàm lượng chất chống oxy hóa của chúng. Loại rau này khả năng chống lại các gốc tự do. Các gốc tự có thể gây hại cho các tế bào của cơ thể, gây viêm nhiễm. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa các gốc tự do với quá trình lão hóa, ung thư và nhiều bệnh tật khác.

Những chất chống oxy bên trong rau diếp cá có thể ngăn chặn tác hại của các gốc tự do. Đồng thời, loại rau này cũng có tác dụng chống viêm hiệu quả.

8.  Tác dụng rau diếp cá: Tăng cường hệ miễn dịch

tác dụng rau diếp cá

Một số nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều rau diếp cá có thể tăng cường hệ miễn dịch.

Các nhà nghiên cứu còn cho rằng diếp cá là một trong những loại rau có chứa nhiều hợp chất tự nhiên tốt cho sức khỏe. Vì thế, tác dụng của rau diếp cá có thể được tận dụng để cải thiện sức đề kháng cho người ở nhiều độ tuổi.

Ăn nhiều rau diếp cá có tốt không? Những lưu ý khi dùng 

tác dụng rau diếp cá

Ăn nhiều rau diếp cá có tốt không?

Theo các chuyên gia sức khỏe, tác dụng của rau diếp cá có thể giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe xấu. Song, ăn nhiều rau diếp cá có tốt không?

Về bản chất, cây diếp cá có tính hàn. Trong ẩm thực, nhiều người thường ăn diếp cá cùng với các loại rau thơm khác như rau kinh giới, rau húng lủi, xà lách… Đây là thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe.

Tác dụng phụ của rau diếp cá cũng rất hiếm gặp. Thực tế, chưa có bằng chứng khoa học nào có câu trả lời chính xác cho câu hỏi ăn nhiều rau diếp cá có tốt không. 

Lưu ý khi dùng rau diếp cá

Dù tác dụng của rau diếp cá đối với sức khỏe đã được chứng minh, song nó không hoàn toàn tốt trong một số trường hợp. Trong đó, có nhiều người dùng thắc mắc ăn rau diếp cá có trị bệnh huyết trắng được không. Về cơ bản, nếu được dùng như thực phẩm, rau diếp cá thường được kết hợp với các loại rau khác như xà lách cùng các loại rau thơm như tía tô, húng lủi… Sự kết hợp này hiếm khi gây ra rủi ro hay tác dụng phụ. Thực tế, rau diếp cá có khả năng hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị bệnh bạch cầu.

Tuy nhiên, cũng như các loại rau thơm khác, bạn có thể sử dụng mỗi ngày với số lượng vừa phải, không nên lạm dụng. Nếu muốn ăn hoặc uống nước rau diếp cá mỗi ngày, bạn hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc thầy thuốc Đông y để xác định liều lượng phù hợp.

Tác dụng của lá diếp cá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên dùng rau diếp cá để thay thế cho các loại thuốc chữa bệnh được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Nhi Bui · Ngày cập nhật: 14/04/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo