Lưu ý cần biết về đường phèn
Nhiều người tin rằng đường phèn tốt cho sức khỏe hơn đường cát trắng vì vị ngọt thanh của nó. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng đường phèn có những lợi ích sức khỏe khác biệt so với đường cát. Tiêu thụ quá nhiều đường phèn có thể dẫn đến nhiều vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe.
Tác dụng phụ của đường phèn
Mặc dù tác dụng của đường phèn mang lại lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, về bản chất, đường phèn vẫn là một dạng khác của đường ăn. Chính vì thế, bạn cần thận trọng với lượng đường mình tiêu thụ. Ăn quá nhiều đường phèn có thể gây hại cho sức khỏe.
Ăn quá nhiều đường phèn có tác hại tương tự như khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung. Điều này có thể dẫn đến béo phì, tiểu đường, bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác. Tác hại tiềm ẩn của đường phèn: Gây sâu răng

Ăn quá nhiều đường phèn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Đường phèn không trực tiếp gây hại cho răng. Tuy nhiên nếu bạn không vệ sinh răng miệng sau khi ăn, các loại vi khuẩn ăn đường sẽ bám vào răng, và tạo lớp mảng bám.
Mảng bám tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại trên răng của bạn trong một thời gian dài. Vi khuẩn tạo ra axit ăn mòn men răng theo thời gian, gây sâu răng.
Nên ăn bao nhiêu đường phèn là đủ?
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị không tiêu thụ quá 100 calo mỗi ngày từ đường bổ sung (khoảng 6 thìa cà phê hoặc 24 gam) đối với hầu hết phụ nữ trưởng thành; và không quá 150 calo mỗi ngày (khoảng 9 thìa cà phê hoặc 36 gam đường) đối với hầu hết nam giới.
>> Gợi ý cho bạn: 12 trái cây ít đường tốt cho sức khỏe
Gợi ý những món ngon với đường phèn
Để tối đa hóa tác dụng của đường phèn, bạn nên kiểm soát lượng đường trong chế độ ăn hằng ngày. Sau đây là một số gợi ý món ăn lành mạnh với đường phèn dành cho bạn:
Lê hấp đường phèn táo đỏ

Nguyên liệu
- 50g đường phèn
- 1 quả lê (gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn)
- 5 quả táo đỏ (tách hạt, thái lát mỏng)
- 1 nhánh gừng nhỏ (gọt vỏ, thái lát mỏng)
Cách làm món lê hấp đường phèn
- Lần lượt xếp các lớp lê, đường phèn, táo đỏ, gừng vào chén sành/ thủy tinh
- Chưng cách thủy trong 30 phút.
Chanh đào ngâm đường phèn mật ong

Nguyên liệu
- 300 đường phèn
- 500ml-800ml mật ong
- 1 kg chanh đào (rửa sạch, ngâm muối, để ráo nước)
Cách làm chanh đào ngâm đường phèn
- Chanh đào cắt lát mỏng, bỏ hạt
- Chuẩn bị một lọ thủy tinh sạch khô ráo. Sau đó, xếp lần lượt 1 lớp chanh đào, 1 lớp đường phèn và 1 lớp mật ong.
- Đậy kín nắp, bảo quản ở nơi khô ráo. Sau khi đường phèn đã tan đều, chanh đào đường phèn đã sẵn sàng để sử dụng.
>> Mời bạn tham khảo: Cách nấu nha đam đường phèn lá dứa giòn thơm giải nhiệt
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về tác dụng của đường phèn. Bạn hãy lưu ý rằng, đường phèn mặc dù ít ngọt và ít calo hơn so với đường tinh luyện. Nhưng về bản chất, đây vẫn là một dạng của đường. Nếu bạn sử dụng quá nhiều đường phèn bạn vẫn có nguy cơ nhận những tác động xấu đến từ đường.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!