Việc bị cảm lạnh thông thường hoặc cảm cúm do virus đều có thể gây ngứa cổ họng. Ngoài ra, người bị viêm họng do vi khuẩn cũng có thể bị ngứa họng khi mới phát bệnh. Tình trạng ngứa cổ họng do nhiễm trùng thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Ngoài cảm giác ngứa cổ họng, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng sau: Nếu do cảm lạnh, bạn sẽ cảm thấy cơ thể uể oải nhẹ. Còn bị nhiễm cúm, bạn thường ngứa cổ họng kèm theo sốt, đau mỏi cơ, yếu người, nhức đầu, ho, tức ngực, nghẹt mũi, mệt mỏi nhiều…
Vậy ngứa cổ họng, ho phải làm sao? Khi xuất hiện bội nhiễm, tình trạng ho ngứa cổ họng nặng lên, bạn cần đến bác sĩ để khám. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ cho bạn dùng kháng sinh và những thuốc kèm theo khác. Bạn cần lưu ý uống đúng và đủ liều theo liệu trình mà bác sĩ chỉ định.
5. Mất nước
Ngoài 4 nguyên nhân kể trên thì ngứa cổ họng là do đâu? Câu trả lời là rất có thể bạn đang bị mất nước.
Bạn có thể bị mất nước do chảy nhiều mồ hôi khi thời tiết nóng, sau khi tập thể dục hoặc khi bị sốt cao, tiêu chảy. Tình trạng mất nước có thể gây khô môi, khô miệng và khô họng. Khi niêm mạc họng bị khô có thể gây cảm giác ngứa cổ họng.
Ngoài bị ngứa cổ họng, bạn còn có cảm giác: Khát, khô da, khô môi miệng, khô cổ họng, nuốt vướng, nước tiểu ít, đậm màu.
6. Ngứa cổ họng là bệnh gì? Trào ngược dạ dày thực quản
Một số người bị trào ngược dạ dày thực quản mạn tính thường gặp các vấn đề về cổ họng. Dịch dạ dày có tính axit, vượt qua van tâm vị, trào lên trên qua thực quản đến họng.
Ở một số người, bệnh trào ngược có thể là thủ phạm “giấu mặt”, tức là các triệu chứng không điển hình và chỉ có một biểu hiện duy nhất là ngứa rát cổ họng. Những trường hợp này, nếu nghi ngờ có trào ngược, bác sĩ phải làm thử nghiệm đo độ pH của họng và thực quản để xác định.
Một số triệu chứng khác có thể đi kèm với ngứa họng như: Khó nuốt hoặc đau khi nuốt, cảm giác nóng rát ở ngực hoặc cổ họng, viêm thanh quản, mòn men răng, viêm nướu, miệng có vị lạ…
7. Tác dụng phụ của thuốc
Tại sao uống thuốc bị ngứa họng? Một số loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển (ACE) dùng cho người bị bệnh tăng huyết áp có thể có tác dụng phụ là gây ho khan và ngứa họng mà không phải do phản ứng dị ứng. Rất nhiều người không biết, tưởng mình bị viêm họng và đi khám. Cũng có trường hợp bác sĩ cho toa viêm họng nhiều lần mà bệnh nhân vẫn không hết ho. Do đó, khi đi khám, bạn cần phải nói rõ cho bác sĩ biết là mình đang bị bệnh gì và các loại thuốc đang dùng.
Mách bạn cách trị ngứa cổ họng tại nhà

Ngoài việc dùng thuốc, giảm các yếu tố kích thích gây ngứa cổ họng như đã đề cập ở trên thì làm sao để hết ngứa họng?
Ngứa họng nên làm gì hay ngứa họng thì làm gì? Làm sao để hết ngứa họng hoặc làm thế nào để hết ngứa họng? Mời bạn tham khảo cách trị ngứa cổ họng dưới đây.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!