Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên cho bé ăn gì khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn tập nhai thì đừng bỏ qua cơm nát. Vậy, bạn đã biết cách nấu cơm nát cho bé chưa?
Cơm nát thường dành cho các bé đang tập nhai, nghiền thức ăn thô hơn. Cách nấu cơm nát cho bé thực chất không quá khó nhưng bố mẹ vẫn cần chú ý một số điều để giữ được trọn vẹn dưỡng chất từ hạt gạo sau khi nấu. Để tìm hiểu rõ hơn về cơm nát là gì, những thực đơn phù hợp với cơm nát cho bé tập ăn cũng như giải đáp các thắc mắc thường gặp, bạn hãy đọc hết bài viết sau đây của Hello Bacsi nhé!
Cơm nát là gì? Trẻ mấy tháng ăn được cơm nát?
Cơm nát là một dạng cơm được nấu với lượng nước nhiều hơn bình thường, khiến cho hạt cơm nở to và mềm nhuyễn hơn. Loại cơm này phù hợp cho các trẻ nhỏ đang tập ăn dặm ở mức độ thô hơn khi đã mọc đủ răng hàm. Thế thì bé mấy tháng ăn được cơm nát?
Để biết được thời điểm thích hợp cho bé ăn cơm nát, cha mẹ cần xem xét 3 yếu tố sau:
- Bé đã mọc đủ răng hàm chưa? Bởi vì răng sữa chỉ có chức năng cắn xé thức ăn chứ không dùng để nghiền nát thức ăn. Do đó, nếu cho bé ăn cơm nát sớm khi răng hàm chưa đủ thường khiến bé dễ nuốt trọng, làm cho hệ tiêu hóa phải hoạt động vất vả hơn để tiêu hóa tinh bột trong cơm. Điều này gây ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình tăng cân của con.
- Mức độ hoàn thiện của hệ tiêu hóa ở bé. Khi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, việc tiêu hóa thức ăn ở mức độ tương đối thô như cơm nát sẽ gây hại cho sức khỏe đường ruột, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dưỡng chất của cơ thể bé.
- Độ tuổi của bé. Theo các chuyên gia, câu trả lời cho “bé mấy tháng ăn được cơm nát” là khoảng 24 tháng (2 tuổi) để đảm bảo số lượng răng hàm đã đủ 8 cái và hệ tiêu hóa đã hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có quá trình phát triển răng và hệ tiêu hóa khác nhau, cho nên mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng thời điểm cho bé ăn cơm nát dựa trên tình trạng sức khỏe thực tế của con.
Mách mẹ 7 cách nấu cơm nát cho bé tập ăn
Việc cho bé tập ăn cơm nát sẽ giúp giai đoạn chuyển giao giữa ăn cháo sang ăn cơm bình thường như người lớn dễ dàng hơn. Bé có thể thích nghi các mức độ thô của thức ăn tăng dần mà không gây quá tải cho hệ tiêu hóa. Mẹ có thể tham khảo ngay 7 cách nấu cơm nát cho bé tập ăn mà Hello Bacsi tổng hợp được dưới đây:
1. Cách nấu cơm nát cho bé tập ăn nhanh nhất
Mẹ cần chuẩn bị một bát cơm riêng cho bé và sử dụng nồi cơm điện để nấu cơm nát. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Lấy lượng gạo vừa đủ trẻ ăn (khoảng 3 muỗng canh gạo), vo gạo, rồi cho vào một chén sứ nhỏ.
- Bước 2: Cho nước vào chén gạo đến khi nước ngập 1/2 chén.
- Bước 3: Khi nấu cơm cho cả nhà bằng nồi cơm điện, bạn cho chén cơm của bé vào trong nồi để nấu chung.
Với cách nấu cơm nát nhanh nhất này, thời điểm cơm của cả nhà chín cũng là lúc mà cơm của bé chín. Vì lượng nước cho vào chén của bé cũng nhiều hơn so với bình thường nên cơm sau khi nấu sẽ có độ nhão và nhuyễn phù hợp cho trẻ tập nhai.
2. Nấu cơm nát bằng nồi cơm điện – “một nồi hai lòng”
Nếu mẹ không canh được lượng gạo trước khi nấu sao cho vừa đủ với bé ăn, thì đừng bỏ qua cách nấu cơm nát cho bé bằng phương pháp “một nồi hai lòng”. Các bước nấu cơm nát bằng phương pháp này như sau:
- Bước 1: Vo gạo và nấu cơm bằng nồi cơm điện cho cả gia đình như bình thường.
- Bước 2: Khi cơm chín, nút báo trên nồi cơm điện nhảy sang chế độ ủ ấm thì mẹ múc một lượng cơm vừa đủ bữa ăn của bé ra một chén riêng.
- Bước 3: Thêm nước vào chén cơm của trẻ rồi cho lại vào nồi cơm điện.
- Bước 4: Tiếp tục bật chế độ nấu cơm để phần cơm riêng cho bé được nhừ nát hơn.
Đây cũng là một cách nấu phổ biến và được rất nhiều mẹ áp dụng, vừa không tốn quá nhiều thời gian nấu nướng, vừa tránh được tình trạng thiếu hay thừa cơm khi chưa canh được lượng gạo phù hợp với nhu cầu ăn của bé.
3. Nấu cơm nát trong nồi riêng cho trẻ
Nếu không có nồi cơm điện, mẹ có thể sử dụng một chiếc nồi nhỏ để nấu cơm nát cho con. Cách nấu cơm nát cho bé ăn dặm bằng nồi nhỏ khá đơn giản:
- Bước 1: Lấy 1 phần gạo vừa đủ trẻ ăn (khoảng 3 muỗng canh gạo), vo gạo, rồi cho vào nồi nhỏ.
- Bước 2: Đổ nước vào nồi nhiều hơn lượng nước bình thường khi nấu cơm cho người lớn.
- Bước 3: Bật bếp nấu đến khi cơm sôi thì giảm nhỏ lửa, đậy nắp.
- Bước 4: Nấu đến khi cơm cạn nước, chín và có độ nhão phù hợp thì tắt bếp.
4. Cách nấu cơm nát cho bé sử dụng lò vi sóng
Trong trường hợp mẹ quá bận rộn không thể nấu cơm nát cho bé bằng những phương pháp trên thì có thể tận dụng lò vi sóng để nấu cơm nát cho bé.
Với cách nấu cơm nát cho bé bằng lò vi sóng, mẹ cần chuẩn bị một chén cơm đã nấu chín như bình thường. Các bước nấu cơm nát bằng lò vi sóng như sau:
- Bước 1: Lấy một lượng cơm chín vừa đủ cho bé ăn để ra chén.
- Bước 2: Thêm nước vào chén cơm của bé, đảo đều rồi cho vào lò vi sóng.
- Bước 3: Bật lò ở nhiệt độ cao nhất trong 3 phút là đã có một chén cơm nát cho bé.
5. Cách nấu cơm nát cho bé tập ăn từ cơm chín có sẵn
Mẹ cũng có thể học cách nấu cơm nát cho bé từ cơm chín có sẵn của gia đình, nhưng không phải bằng lò vi sóng, mà bằng một chiếc nồi nhỏ. Cách nấu này giúp khắc phục nhược điểm của phương pháp nấu bằng lò vi sóng – khiến cơm có thể bị giảm dưỡng chất hoặc biến chất.
- Bước 1: Lấy một lượng cơm chín vừa đủ cho bé ăn để vào nồi nhỏ.
- Bước 2: Thêm nước vào nồi nấu cơm của bé sao cho nước xâm xấp mặt cơm.
- Bước 3: Nấu nồi cơm đến khi sôi thì để lửa liu riu, đậy nắp nồi, nấu cho đến khi cạn nước thì tắt bếp.
Cách nấu cơm nát này sẽ giúp cơm mềm, dẻo, thơm ngon.
6. Nấu cơm nát cho bé chung với gia đình
Ngoài những cách nấu cơm nát cho bé đã hướng dẫn ở trên, bạn có thể áp dụng cách nấu cơm đơn giản khác sau đây:
- Bước 1: Vo gạo để nấu cơm bằng nồi cơm điện cho cả gia đình như bình thường.
- Bước 2: Đẩy bớt gạo ở một góc nồi sang chỗ khác sao cho phần gạo ở góc nồi này thấp hơn những phần gạo còn lại. Đây chính là góc gạo nấu cơm nát cho bé.
- Bước 3: Nấu cơm trong nồi cơm điện như bình thường.
Với cách làm này, phần cơm nấu cho bé sẽ nhão và mềm, trở thành cơm nát, phù hợp với khả năng ăn thô của con.
7. Cách nấu cơm nát cho bé bằng nồi nấu chậm
Ngày nay, nồi nấu chậm là một sản phẩm hỗ trợ nấu thức ăn dặm cho bé được rất nhiều mẹ tin dùng. Do đó, bạn có thể áp dụng cách nấu cơm nát cho bé bằng nồi nấu chậm luôn cho tiện lợi. Mẹ có thể chủ động điều chỉnh lượng nước và thời gian nấu để cho ra thành phẩm cơm nát như ý muốn.
Ví dụ, cách nấu cơm nát cho bé bằng nồi nấu chậm Bear như sau:
- Bước 1: Lấy lượng gạo vừa đủ với khả năng ăn của con (thường là 3 muỗng canh gạo), vo gạo rồi cho vào thố sứ bên trong nồi nấu chậm.
- Bước 2: Cho nước vào với lượng nước nhiều hơn khi nấu cơm bình thường, khoảng gấp đôi lượng gạo.
- Bước 3: Đổ nước vào lòng nồi nấu chậm (không đổ quá vạch MAX), cho thố sứ đã có gạo và nước vào trong nồi, đậy nắp, chỉnh chế độ “Nấu cháo” trong khoảng thời gian 1 giờ là được.
Sau đó, bạn chỉ cần đợi nồi báo nấu xong là đã có ngay cơm nát cho bé tập ăn bằng cách dùng nồi nấu chậm.
Bí quyết để nấu cơm nát dẻo ngon cho bé
- Chọn loại gạo dẻo, mềm để nấu cơm nát cho trẻ.
- Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu cơm nát cho bé trước và sau khi nấu.
- Điều chỉnh lượng gạo và nước phù hợp với khả năng ăn cơm nát của từng bé theo số lượng răng hàm hiện có.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé bằng cách kết hợp cơm nát với những thực phẩm lành mạnh khác.
Gợi ý 5 thực đơn cơm nát cho bé tập ăn
Khi bắt đầu cho trẻ ăn cơm nát, mẹ nên cho bé ăn những món dễ tiêu hóa. Ví dụ, thực đơn cơm nát với thịt heo viên rau củ là một sự lựa chọn phù hợp cho những bé mới tập ăn cơm nát, bao gồm:
- Cơm nát
- Thịt heo viên rau củ (bông cải xanh, khoai tây, cà rốt, hành lá) hấp
- Canh bí đỏ tôm tươi
- Tráng miệng: 1 múi cam.
Như đã đề cập, thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu ăn cơm nát là khi đã đủ 8 răng hàm và hệ tiêu hóa dần hoàn thiện, thường vào khoảng 2 tuổi. Nếu bạn muốn thử cho bé ăn cơm nát sớm hơn thì có thể điều chỉnh mức độ nát/ nhuyễn của cơm cho phù hợp với khả năng nhai của con, đồng thời vẫn nên ăn xen kẽ với cháo đặc và uống sữa để bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Dưới đây là một vài thực đơn cơm nát cho bé mới tập ăn theo từng độ tuổi mà mẹ có thể tham khảo nấu cho con trong 1 tuần.
1. Thực đơn cơm nát cho bé 8 tháng
Bảng thực đơn cơm nát cho bé 8 tháng trong 1 tuần:
Ngày | Bữa trưa | Bữa tối |
---|---|---|
Thứ 2 |
|
|
Thứ 3 |
| |
Thứ 4 |
|
|
Thứ 5 |
| |
Thứ 6 |
|
|
Thứ 7 |
|
|
Chủ nhật |
|
|
Nếu bé chưa nhai được thức ăn thô nhiều, hãy nấu nhừ các món thịt, rau củ rồi nghiền nát hoặc xé nhỏ vừa với khả năng ăn của bé.
2. Thực đơn cơm nát cho bé 9 tháng
Bé 9 tháng tuổi thử ăn cơm nát cũng tương tự, thực đơn cơm nát cho bé trong 1 tuần tham khảo như sau:
Ngày | Bữa trưa | Bữa tối |
---|---|---|
Thứ 2 |
|
|
Thứ 3 |
|
|
Thứ 4 |
|
|
Thứ 5 |
|
|
Thứ 6 |
|
|
Thứ 7 |
|
|
Chủ nhật |
|
|
3. Thực đơn cơm nát cho bé 10 tháng
Gợi ý thực đơn cơm nát cho bé 10 tháng tuổi trong vòng 1 tuần như sau:
Ngày | Bữa trưa | Bữa tối |
---|---|---|
Thứ 2 |
|
|
Thứ 3 |
|
|
Thứ 4 |
|
|
Thứ 5 |
|
|
Thứ 6 |
|
|
Thứ 7 |
|
|
Chủ nhật |
|
|
4. Thực đơn cơm nát cho bé 11 tháng
Thực đơn cơm nát cho bé 11 tháng tuổi tập ăn trong 7 ngày mẹ có thể tham khảo:
Ngày | Bữa trưa | Bữa tối |
---|---|---|
Thứ 2 |
|
|
Thứ 3 |
|
|
Thứ 4 |
|
|
Thứ 5 |
|
|
Thứ 6 |
|
|
Thứ 7 |
|
|
Chủ nhật |
|
|
5. Thực đơn cơm nát cho bé 1 tuổi
Thực đơn 7 ngày với cơm nát cho bé 1 tuổi mà mẹ có thể thử như sau:
Ngày | Bữa trưa | Bữa tối |
---|---|---|
Thứ 2 |
|
|
Thứ 3 |
|
|
Thứ 4 |
|
|
Thứ 5 |
|
|
Thứ 6 |
|
|
Thứ 7 |
|
|
Chủ nhật |
|
|
Cách nấu cơm nát cho bé tập ăn và các thắc mắc thường gặp
1. Nước và gạo dùng để nấu cơm nát tỉ lệ bao nhiêu là phù hợp?
Tùy vào loại gạo sử dụng và thời điểm trẻ bắt đầu ăn cơm nát đã đủ răng hàm hay chưa mà các mẹ có thể điều chỉnh lượng nước sao cho cơm nát có độ nhão phù hợp với khả năng nhai của con.
Thông thường, nấu cơm nát có tỉ lệ gạo với nước là 1 gạo : 2 nước. Bạn có thể cho gạo và nước theo đúng tỉ lệ này vào nồi rồi nấu chín, nếu thấy độ nhão của cơm chưa được như mong muốn thì hãy thêm nước và nấu thêm cho cơm nhão hơn.
2. Nấu cơm nát cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm cần chú ý điều gì để đảm bảo phù hợp với giai đoạn mới tập ăn của bé?
Với trẻ 7 tháng tuổi thường là giai đoạn mới tập ăn dặm thì nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa. Lúc này, trẻ vẫn chưa mọc hết các răng hàm giúp nhai nghiền thức ăn hiệu quả nên phù hợp ăn các loại thức ăn lỏng hoặc xay nhuyễn như cháo đặc. Nếu muốn thử nấu cơm nát cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm thì mẹ hãy nấu với lượng nước nhiều hơn để thức ăn phù hợp với khả năng nhai của con. Bên cạnh đó, hãy xen kẽ các bữa cơm nát cùng với cháo đặc để trẻ dễ tiêu hóa hơn, đồng thời đảm bảo trẻ bú mẹ đầy đủ hay uống thêm sữa để nhận đủ dưỡng chất.
Nếu bé không chịu ăn cơm nát, bỏ ăn thì mẹ hãy quay lại chế độ ăn dặm như trước của bé một thời gian. Việc ép bé ăn sẽ tạo tâm lý sợ hãi, chán ăn, biếng ăn ở con.
3. Khi xây dựng thực đơn cơm nát cho bé 1 tuổi cần chú ý điều gì để giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cân, phát triển tốt?
Khi xây dựng thực đơn cơm nát cho bé 1 tuổi, cha mẹ cần chú ý đảm bảo những yếu tố sau:
- Kết hợp đa dạng nguồn thực phẩm, đảm bảo bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất chính gồm protein, carbohydrate, chất béo. Đồng thời, tăng cường rau xanh, trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu.
- Lựa chọn nguồn thực phẩm tươi ngon, chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Chế biến thực phẩm đúng cách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vệ sinh các dụng cụ nấu ăn cho trẻ trước và sau khi nấu.
- Đảm bảo khẩu phần ăn cho bé, số lượng thức ăn đầy đủ cho 3 bữa chính, 2 bữa phụ trong ngày.
4. Bé kén ăn, không ăn rau củ thì nên nấu cơm nát và chế biến món ăn như thế nào để hấp dẫn cho bé?
Đối với một số bé kén ăn rau, không chịu ăn rau củ thì khi chuyển sang ăn cơm nát các mẹ có thể nấu nhừ các loại rau củ rồi cắt nhỏ trộn cùng với cơm. Nếu bé hứng thú với các hình dạng lạ mắt, mẹ có thể nắm cơm nát trộn rau củ thành những hình thù như tam giác, vuông, tròn, mặt gấu… để khuyến khích bé muốn ăn thử.
Bạn cũng có thể tạo hình đĩa thức ăn để thu hút sự tò mò của bé. Ví dụ, bạn có thể trải lớp cơm nát làm nền hình khuôn mặt rồi dùng những loại rau củ luộc mềm cắt thành hình phù hợp để trang trí thành mắt, mũi, miệng, tóc, xung quanh thêm những thực phẩm thịt/ cá khác. Việc bé nhìn thấy rau củ ở hình dạng “không phải rau củ” có thể giúp đánh lừa suy nghĩ của con, từ đó bé sẽ không nghĩ rằng mình đang phải ăn rau củ và chịu ăn dễ dàng.
Hello Bacsi hi vọng rằng với những chia sẻ trong bài, các bố mẹ đã biết cách nấu cơm nát cho bé, lên thực đơn cho con thật đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng. Chúc bé yêu nhà bạn ăn mong miệng.
[embed-health-tool-vaccination-tool]