Cách làm cơm nắm cua rau củ:
- Bước 1: Vo sạch gạo và cho vào nồi nấu thành cơm.
- Bước 2: Cà rốt bào vỏ, rửa sạch. Súp lơ rửa sạch, tước bỏ xơ. Băm nhỏ cà rốt và súp lơ.
- Bước 3: Hấp cà rốt và súp lơ cho chín, lấy ra, để nguội bớt.
- Bước 4: Cho cơm, cà rốt, súp lơ và thịt cua xé nhỏ vào bát, thêm một ít dầu mè vào, trộn cho thật đều.
- Bước 5: Mẹ có thể nắm cơm thành từng khối tròn hoặc tạo hình theo khuôn với nhiều hình thù khác nhau, để tăng tính thú vị cho món ăn của bé.
Đối với các món ăn dặm cho trẻ, mẹ có thể gia giảm thêm gia vị dành cho bé ăn dặm nếu bé đã ăn được gia vị nhé!
Lợi ích sức khỏe từ thịt cua cho bé ăn dặm
Rất nhiều mẹ “truy tìm” công thức cua nấu với gì cho bé ăn dặm không chỉ để tăng tính đa dạng cho bữa của bé mà còn giúp tăng cường dinh dưỡng cho con. Bởi trong thịt cua cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng bao gồm:
- Protein giúp bé tăng trưởng, phát triển các mô, cơ quan.
- Axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển toàn diện của não bộ.
- Vitamin nhóm B cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
- Cholesterol cần thiết cho quá trình xây dựng và làm hàng rào bảo vệ tế bào (không làm tăng cholesterol toàn phần).
- Canxi giúp trẻ phát triển và duy trì độ chắc khỏe của hệ xương và răng.
Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm với thịt cua

Mặc dù cua mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé, tuy nhiên cũng như bất kỳ loại động vật có vỏ nào khác, cua cũng có nguy cơ tiếp xúc với thủy ngân, chất có nguy cơ gây độc cho tế bào não và hệ thần kinh trung ương.
Mặc dù không được xếp vào nhóm cá và hải sản có hàm lượng thủy ngân cao, tuy nhiên mẹ vẫn chú ý chọn cua tươi, không dùng cua đã chết vì có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc ở trẻ. Ngoài ra, phải chú ý nấu chín kỹ và bảo quản đúng cách khi cho bé ăn dặm.
Cua cũng là một món ăn có nguy cơ gây dị ứng. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị dị ứng hoặc nghi ngờ con bạn có thể bị dị ứng với cá hoặc động vật có vỏ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ dị ứng trước khi cho bé ăn cua.
Như với bất kỳ loại thức ăn mới nào, hãy giới thiệu từng chút một lượng thịt cua trong bữa ăn đầu tiên cho bé và quan sát xem có phản ứng bất thường nào không. Nếu không thì hãy tăng lượng thịt cua dần qua các bữa ăn tiếp đến.
Cua là một loại hải sản góp phần làm đa dạng chế độ ăn dặm của bé, giúp bổ sung dưỡng chất và hỗ trợ sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của con. Hello Bacsi hy vọng bài viết trên đây đã giúp các mẹ giải đáp được câu hỏi “cua nấu với gì cho bé ăn dặm” và bỏ túi cho mình một số công thức chế biến món ăn dặm ngon miệng với cua cho bé nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!