Gạo lứt là một nguồn vitamin phong phú (vitamin B, C, K). Gạo lứt chứa một lượng mangan đáng kể, hỗ trợ phát triển xương, chuyển hóa co cơ, các hoạt động của hệ thần kinh và chữa lành vết thương. Gạo lứt cũng chứa các khoáng chất như sắt, đồng, kẽm, phốt pho và selen có vô số lợi ích cho sức khỏe. Gạo lứt là một nguồn cung cấp carbohydrate tuyệt vời cho cơ thể và não bộ. Gạo lứt là thực phẩm không chứa gluten, vì vậy mà trở thành sự lựa chọn tuyệt vời của những người không dung nạp hoặc dị ứng với thực phẩm giàu gluten. Gạo trắng:
- Tương tự như gạo lứt, gạo trắng cũng là nguồn cung cấp carbohydrate tuyệt vời.
- Gạo trắng cung cấp nhiều folate hơn gạo lứt.
- Gạo trắng chứa nhiều selen hơn gạo lứt.
- Gạo trắng có chứa magiê, mangan và vitamin B3, chất xơ, dầu cám và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác, nhưng ít hơn gạo lứt.
>>> Bạn có thể xem thêm: Gạo tím than là gì? Những lợi ích không ngờ của gạo tím than đối với sức khỏe
So sánh gạo lứt và gạo trắng: Loại gạo nào an toàn hơn?

Mặc dù so về mặt dinh dưỡng, có thể thấy, gạo lứt gần như chiếm ưu thế so với gạo trắng, tuy nhiên, nếu so sánh gạo lứt và gạo trắng về độ an toàn, gạo lứt khiến không ít người e ngại vì hàm lượng thạch tín (asen) có trong thực phẩm này.
Nghiên cứu cho thấy, gạo lứt chứa hàm lượng độc tố tự nhiên cao: asen vô cơ. Thậm chí, lượng asen chứa trong gạo lứt còn nhiều gấp 10 lần so với các loại ngũ cốc khác. Nếu tiêu thụ quá nhiều thạch tín, nguy cơ bị ung thư sẽ gia tăng. Tuy nhiên, thạch tín trong gạo lứt chỉ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu bạn ăn gạo hàng ngày với số lượng lớn.
Mặc dù asen có trong gạo lứt không đủ để gây hại trong một chế độ ăn kiêng điển hình, nhưng phụ nữ mang thai vẫn cần hạn chế tiêu thụ để tránh những rủi ro không mong muốn.
Không những thế, việc tiếp xúc và tiêu thụ thạch tín ở mức thấp trong thời gian dài cũng đáng lo ngại vì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, bao gồm: bệnh cao huyết áp, tiểu đường và các bệnh về đường hô hấp. Việc tiếp xúc với asen khi còn nhỏ còn có liên quan đến một số bệnh ung thư và dị tật thần kinh.
So sánh gạo lứt và gạo trắng, hàm lượng asen có trong gạo lứt cao hơn vì kim loại này tích tụ ở các lớp bên ngoài của hạt gạo (lớp cám). Do đó, trong trường hợp này, gạo trắng chiếm ưu thế hơn so với gạo lứt.
>>> Bạn có thể xem thêm: Gạo huyết rồng là gì? Những lưu ý quan trọng khi sử dụng
So sánh gạo lứt và gạo trắng: Loại gạo nào tốt hơn?

Có thể thấy, khi so sánh gạo lứt và gạo trắng, mỗi loại gạo đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Xét về khía cạnh dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe, gạo lứt có nhiều điểm nổi bật và tốt hơn gạo trắng.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những lợi ích mà gạo trắng mang lại. Mặc dù khi so sánh gạo lứt và gạo trắng, gạo trắng không giàu dưỡng chất như gạo lứt, nhưng gạo trắng cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Hơn nữa, gạo lứt có thể không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất đối với một số đối tượng. Tùy thuộc vào một số yếu tố sức khỏe cá nhân mà nên lựa chọn gạo lứt hay gạo trắng:
- Đối với bệnh nhân tiểu đường loại 2 hoặc người có nguy cơ cao bị đái tháo đường loại 2: Gạo lứt tốt hơn.
- Đối với người muốn giảm cân: Gạo lứt tốt hơn.
- Đối với người mắc bệnh tim mạch: Gạo lứt tốt hơn.
- Đối với người không dung nạp hoặc dị ứng với thực phẩm giàu gluten: Gạo lứt tốt hơn.
- Đối với phụ nữ mang thai cần được bổ sung axit folic dồi dào để hỗ trợ sự phát triển trước khi sinh của trẻ: Gạo trắng tốt hơn.
- Đối với phụ nữ cho con bú: Gạo trắng tốt hơn.
- Đối với người có dạ dày nhạy cảm hoặc cần ăn kiêng thực phẩm ít chất xơ: Gạo trắng tốt hơn.
Sau khi so sánh gạo lứt và gạo trắng, có thể thấy, mặc dù gạo lứt tốt hơn gạo trắng về mặt dinh dưỡng, nhưng tùy vào mục đích sử dụng của mỗi cá nhân mà bạn nên cân nhắc chọn loại gạo nào.
Lời khuyên dành cho bạn:
Nếu bạn cảm thấy khó lựa chọn giữa gạo lức và gạo trắng, hãy thử kết hợp cả hai loại gạo này trong thực đơn hàng ngày.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn so sánh gạo lứt và gạo trắng ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó hỗ trợ bạn đưa ra quyết định nên ăn loại gạo nào phù hợp với nhu cầu cá nhân.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!