Rau cải xanh là loại rau thông dụng trong bữa cơm hằng ngày của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết những tác dụng tuyệt vời của loại rau này.
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Rau cải xanh là loại rau thông dụng trong bữa cơm hằng ngày của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết những tác dụng tuyệt vời của loại rau này.
Cải bẹ xanh còn gọi là cải xanh, cải canh, cải cay… Nó có tên khoa học là Brassica juncea (L.) Cải bẹ xanh có màu xanh, vị đắng nhẹ, cay mạnh. Loại cải này thường được dùng để luộc, nấu canh hoặc xào, dùng làm rau sống ăn kèm.
Cải bẹ xanh có lượng calorie thấp nhưng lại nhiều chất xơ cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Đặc biệt, chúng là nguồn cung cấp vitamin C và K dồi dào.
Cải bẹ xanh rất dễ trồng và thu hoạch bằng phương pháp gieo cấy. Đây là loại rau trồng quanh năm với mỗi vụ khoảng từ 40 đến 45 ngày.
Giá trị dinh dưỡng | Khối lượng |
Năng lượng | 15 kcal |
Protein | 2g |
Chất béo | <1g |
Chất xơ | 2g |
Đường | 1g |
Sắt | 4-5% DV |
Magie | 4-5% DV |
Canxi | 4-5% DV |
Kali | 4-5% DV |
Kẽm | 4-5% DV |
Đồng | 10% DV |
Phốt pho | 4-5% DV |
Vitamin B1, B2, B3 | 4-5% DV |
Vitamin A | 9% DV |
Vitamin C | 44% DV |
Vitamin E | 8% DV |
Vitamin B6 | 6% DV |
Folate | 4-5% DV |
Vitamin K | 120% DV |
Ghi chú: DV: Giá trị dinh dưỡng hàng ngày
Vậy ăn rau cải có tốt không? Ăn cải xanh có tác dụng gì? Mời bạn cùng tìm hiểu các lợi ích sức khỏe cũng như tác hại của cải bẹ xanh nếu bổ sung không đúng cách trong nội dung dưới đây.
Cải bẹ xanh chứa một lượng vitamin K lớn, đủ cho nhu cầu mỗi ngày của cơ thể. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin K sẽ dễ dẫn đến chứng không đông máu hoặc gặp các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim và loãng xương. Thậm chí, một số nghiên cứu mới đây cho thấy việc thiếu vitamin K có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ suy giảm chức năng não, mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.
Do cải bẹ xanh chứa một lượng vitamin C dồi dào nên nó cũng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chỉ cần một bát canh rau cải (tương đương 56g rau tươi hoặc 140g rau cải đã nấu chín) có thể cung cấp hơn 1/3 nhu cầu vitamin C cần thiết mỗi ngày.
Ngoài ra, vitamin A trong cải bẹ xanh cũng giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào T, một loại tế bào bạch cầu cần thiết để giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Trong cải bẹ xanh có các hợp chất có tác dụng kiềm chế cholesterol. Do vậy, nếu ăn rau cải thường xuyên sẽ gián tiếp hỗ trợ tim, tốt cho mạch máu của cơ thể. Đặc biệt, khi cải bẹ xanh được chế biến theo cách luộc, hấp thì hiệu quả trong việc giảm lượng cholesterol lớn hơn, so với ăn sống.
Cải bẹ xanh có chứa một nhóm hợp chất thực vật được gọi là glucosinolates, giúp bảo vệ các tế bào chống lại tổn thương DNA và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Nếu ăn cải bẹ xanh mỗi ngày với một lượng nhất định, có thể ngăn ngừa được ung thư phổi, dạ dày, ruột kết và buồng trứng.
Ăn rau cải có tốt không? Trong cải bẹ xanh có chứa hai hợp chất là lutein và zeaxanthin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt. Cụ thể, hai hợp chất này giúp bảo vệ võng mạc của chúng ta không bị oxy hóa, cũng như lọc được ánh sáng xanh có khả năng gây hại cho mắt.
Đối với những loại rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng vitamin khá cao. Những vitamin này cung cấp nhiều axit folic cần thiết cho tế bào máu, giúp chống oxy hóa, khiến da dẻ hồng hào và tươi tắn.
Vì vậy, mỗi ngày bạn nên dùng từ 200–300g rau cải bẹ xanh trong khẩu phần ăn để có được sự tươi trẻ, giảm thiểu căng thẳng, stress…
Ăn nhiều rau cải có tốt không? Mặc dù cải bẹ xanh được coi là một loại thực phẩm rất lành mạnh và an toàn, tuy nhiên, chúng có thể gây ra một số phản ứng đối với một số người.
Do rau cải xanh có nhiều vitamin K – một loại vitamin giúp đông máu nên những người đang điều trị bằng các loại thuốc làm loãng máu không nên ăn.
Ngoài ra, cải bẹ xanh có chứa oxalat, có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận ở một số người nếu tiêu thụ một lượng lớn. Vì vậy, những người có xu hướng bị sỏi thận oxalate nên hạn chế ăn cải bẹ xanh.
Bạn chuẩn bị các dụng cụ trồng như thùng xốp (cần đục lỗ nhỏ để thoát nước), khay nhựa dài (loại có bán ở các tiệm bán cây và đất trồng). Sau đó bạn đổ đất trồng và trộn với phân bò, phân gà, phân chim… Đất bán tại các tiệm cây cảnh, giá khoảng 45.000 đồng/bao tải lớn. Phân bò khô giá: 30.000 đồng/bao nhỏ.
Bạn mua hạt giống tại siêu thị hoặc cửa hàng cây cảnh. Kế đến, bạn gieo hạt trực tiếp lên đất, sau đó lấp lên một lớp đất mỏng và tưới nước. Với cách trồng rau cải xanh tại nhà, bạn nhớ tưới nước 2 lần mỗi ngày vào buổi sang sớm và chiều tối.
Khi cây con ra được 3-4 lá, bạn bắt đầu tỉa bớt. Bạn để khoảng cách mỗi cây tầm 5cm, cách hàng 10cm. Sau đó bạn che phủ cây trong 5 ngày và tưới nước đều đặn. Để cây phát triển tốt, cách trồng rau cải xanh tại nhà là cứ 5-7 ngày bạn lại bón phân một lần. Sau 20-30 ngày, bạn có thể tỉa lá lớn ăn dần.
Cải bẹ xanh thường có thể dùng ăn sống, hấp, luộc, xào hoặc nấu canh.
Cải bẹ xanh khi còn non có thể dùng để trộn với các loại rau khác như một món rau sống để ăn kèm với nhiều món ngon như mì Quảng, bún bò… tạo hương vị cay nhẹ cho món ăn. Cải bẹ xanh thậm chí có thể trộn với một số loại rau, củ, quả để làm món sinh tố hoặc nước ép.
Phổ biến nhất, cải bẹ xanh thường được luộc, hấp hoặc nấu các món canh giải nhiệt. Dưới đây là một số gợi ý về các món ngon từ cải bẹ xanh:
Chuẩn bị
Cách luộc rau cải xanh
Chuẩn bị
Cách làm rau cải xanh xào tỏi
Ngoài ra, bạn có thể làm thêm các món sau:
Sử dụng công cụ tính chỉ số BMR có thể giúp bạn xác định nhu cầu calo hàng ngày dựa trên chiều cao, cân nặng, tuổi và mức độ hoạt động của bạn.
Nam
Nữ
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Mustard Greens
https://nesfp.org/world-peas-food-hub/world-peas-csa/produce-recipes/mustard-green
A practical approach to minimize the interaction of dietary vitamin K with warfarin
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24383939/
Role of Vitamin A in the Immune System
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6162863/
Dietary Vitamin K Intake Is Associated with Cognition and Behaviour among Geriatric Patients: The CLIP Study
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4555145/
The health benefits of vitamin K
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4600246/
Vitamin K and bone
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5726210/
The Role of Vitamin K Status in Cardiovascular Health: Evidence from Observational and Clinical Studies
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5585988/
Dietary oxalate and kidney stone formation
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30566003/
Vitamin A and retinoic acid in T cell–related immunity1,2,3,4
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3471201/
Anti-Carcinogenic Glucosinolates in Cruciferous Vegetables and Their Antagonistic Effects on Prevention of Cancers
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6278308/
The Pharmacological Effects of Lutein and Zeaxanthin on Visual Disorders and Cognition Diseases
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6154331/
The Effect of Lutein on Eye and Extra-Eye Health
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6164534/
Health-Promoting Phytochemicals from 11 Mustard Cultivars at Baby Leaf and Mature Stages
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6151555/
In vitro binding of bile acids by spinach, kale, brussels sprouts, broccoli, mustard greens, green bell pepper, cabbage and collards
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0308814605011076
Ngày truy cập: 27/09/2021
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!