Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng của thanh long đối với sức khỏe trẻ nhỏ. Ngoài hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, loại trái cây này còn rất tốt cho sức khỏe của tim và xương.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng của thanh long đối với sức khỏe trẻ nhỏ. Ngoài hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, loại trái cây này còn rất tốt cho sức khỏe của tim và xương.
Trái cây là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe mà bạn nên thêm vào thực đơn mỗi ngày của bé yêu. Thế nhưng, không phải tất cả các loại trái cây đều phù hợp với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi. Thanh long là loại cây ăn trái thuộc họ xương rồng, thường được trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loại trái cây này nổi tiếng với hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng nhiều bà mẹ lại băn khoăn không biết bé mấy tháng ăn được thanh long và cho bé ăn thanh long sẽ nhận được những tác dụng gì?
Để biết được trẻ mấy tháng ăn được thanh long, tác dụng của thanh long cho bé ăn dặm và cách làm thanh long cho bé ăn dặm, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Hello Bacsi.
Nhiều người thắc mắc bé 6 tháng ăn thanh long được không hay bé mấy tháng ăn được thanh long? Thanh long là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, B1, B2, B3, C, sắt và canxi. Ngoài ra, quả thanh long cũng rất giàu chất xơ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Do đó, đây là loại thực phẩm bạn nên ưu tiên thêm vào chế độ ăn của trẻ. Bạn có thể cho bé ăn thanh long khi bé được khoảng 1 tuổi. Vậy còn trẻ 6 tháng ăn thanh long được không? Nếu muốn, bạn cũng có thể cho bé ăn lúc 6 tháng tuổi miễn là bé 6 tháng ăn thanh long không bị dị ứng.
>>> Bạn có thể xem thêm: Chọn trái cây nào khi bé mới lần đầu ăn?
Cho bé ăn dặm thanh long có tốt không? Thanh long rất giàu chất chống oxy hóa. Các chất này sẽ giúp bảo vệ các tế bào và tránh tổn thương cho cơ thể. Ngoài ra, nó cũng giúp tăng khả năng miễn dịch và đẩy lùi bệnh tật.
Bổ sung thanh long ăn dặm cho bé có lợi gì? Một số dưỡng chất có trong quả thanh long rất tốt cho sức khỏe của tim ở cả trẻ sơ sinh lẫn người lớn. Việc ăn nhiều thanh long sẽ giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh và ít có nguy cơ mắc các bệnh về tim khi trưởng thành.
Với hàm lượng canxi và phốt pho cao, thanh long rất tốt cho sự phát triển của xương. Ngoài ra, trẻ ăn nhiều thanh long còn giảm được nguy cơ mắc bệnh còi xương khi còn nhỏ và bệnh viêm khớp khi trưởng thành.
Thanh long có chứa rất nhiều vitamin C, một dưỡng chất cần thiết cho nhiều quá trình của cơ thể. Cụ thể, dưỡng chất này rất quan trọng đối với sự tăng trưởng, phát triển của xương, cơ, da và hệ tuần hoàn. Ngoài ra, cho bé ăn thanh long còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh thiếu hụt vitamin C trong thời gian dài như bệnh scurvy.
Chất xơ rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, trong thanh long còn có hàm lượng đường ổn định, giúp trẻ ăn dặm thanh long tăng cân ở mức vừa phải và tránh bị béo phì.
Đây là một chất dinh dưỡng thiết yếu có rất nhiều trong quả thanh long. Vitamin A giúp bé có đôi mắt khỏe mạnh và làn da mềm mại. Ngoài ra, bổ sung thanh long ăn dặm cũng giúp hỗ trợ xây dựng hệ miễn dịch và cải thiện tầm nhìn cho bé.
Cho bé ăn thanh long là cách tuyệt vời để tăng số lượng tế bào hồng cầu vì loại quả này rất giàu chất sắt, giúp ngăn ngừa thiếu máu (một bệnh có thể dẫn đến nhiều rối loạn phát triển ở trẻ sơ sinh). Việc bổ sung sắt đầy đủ cũng giúp tóc của bé phát triển khỏe mạnh.
Hàm lượng phốt pho, natri và canxi cao trong thanh long sẽ giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển khỏe mạnh. Điều này sẽ giúp bé phát triển các kỹ năng vận động và kỹ năng nhận thức tốt.
Vitamin C rất cần thiết để duy trì vẻ đẹp của làn da. Do đó, ăn nhiều thanh long sẽ giúp da bé luôn mềm mịn và khỏe mạnh.
Thanh long có tác dụng giải độc, giúp cơ thể loại bỏ các hóa chất độc hại. Điều này sẽ giúp bé có một hệ tiết niệu khỏe mạnh.
Bắt đầu tập ăn dặm thanh long cho bé như thế nào? Cũng giống như các loại thực phẩm khác, ngoài việc quan tâm tác dụng của thanh long đối với sức khỏe của bạn, bạn cũng cần kiểm tra xem bé có bị dị ứng hay không. Với thanh long, lúc mới bắt đầu, bạn chỉ nên cho bé ăn một phần nhỏ và quan sát xem trẻ có các triệu chứng bất thường như phát ban hoặc sưng ở miệng không. Đôi khi trẻ cũng có thể bị kích ứng đường tiêu hóa và gây ra các triệu chứng như tiêu chảy và đầy hơi. Do đó, bạn cần hết sức cẩn thận khi bổ sung thanh long cho bé ăn dặm.
Trước khi cho trẻ ăn dặm thanh long, bạn cần rửa kỹ để tránh phấn hoa, thuốc bảo vệ thực vật còn dư bám vào vỏ, có thể khiến bé bị dị ứng. Do tác dụng của thanh long là giàu vitamin C nên có tính axit cũng khá cao, vì vậy trẻ có thể bị kích ứng dạ dày nếu ăn quá nhiều. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé ăn thanh long nhé.
Khi bé bắt đầu ăn dặm, bạn chỉ cần cắt đôi quả thanh long ra, rồi múc phần thịt bên trong cho bé ăn. Để nhận được nhiều tác dụng của thanh long, bạn nên cho bé ăn thanh long đỏ vì loại này thường ngon hơn quả trắng. Bạn cũng có thể nghiền nhuyễn thanh long ăn dặm với các loại trái cây khác như quả việt quất, táo, quả nam việt quất và đào để cho bé ăn. Hoặc bạn có thể chế biến nó với sữa chua hoặc các loại thực phẩm khác.
Cách làm thanh long cho bé ăn dặm ra sao? Cho trẻ ăn thanh long là cách tuyệt vời để giúp giảm táo bón, đồng thời bổ sung các dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể cần. Dưới đây là cách làm thanh long cho bé ăn dặm đơn giản nhằm tận dụng tối đa tác dụng của thanh long:
Bạn cần chuẩn bị:
Cách làm thanh long cho bé ăn dặm:
Nghiền tất cả các thành phần trên lại với nhau cho đến khi mịn. Bạn có thể lọc hạt bằng rây nếu còn những hạt lớn sau khi trộn. Cho ra chén và cho bé thưởng thức.
>>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ đảm chuẩn bị thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm bao gồm những gì?
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!