Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Chúng ta đều biết những chất dinh dưỡng có tầm quan trọng như thế nào đến sức khỏe của trẻ em nhưng ít ai biết được dinh dưỡng cũng góp phần không nhỏ giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, tập thể dục hay uống đủ nước cũng giúp tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ.
Chất xơ là người bạn thân thiết của mọi gia đình. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ em từ 4-8 tuổi nên ăn ít nhất 25 gam chất này mỗi ngày. Chất xơ không chỉ giúp ổn định lượng đường huyết khi cơ thể phát tín hiệu no mà còn giúp nhuận trường.
Những loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:
Mặt khác, một số loại thực phẩm dễ khiến trẻ em bị táo bón như:
Việc ăn nhiều chất xơ nhưng không uống nước sẽ giống như đổ “siêu keo vào ruột” vậy. Nếu gia đình bạn sống ở vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt khi con bạn chơi thể thao, tập thể dục ngoài trời, trẻ sẽ đổ mồ hôi nhiều và uống nhiều nước hơn để bù lại lượng chất đã mất.
Bố mẹ thường cho con cái uống những loại nước uống thể thao có đề chữ “nước tăng lực” nhưng thực tế đấy chỉ là những loại nước có đường như nước ép.
Trẻ em nên uống nước lọc là chủ yếu. Với nước ép, trẻ có thể uống mỗi ngày là khoảng 100 ml với trẻ dưới 4 tuổi và 200 ml với trẻ từ 4-6 tuổi.
Tập thể dục tốt cho tim, phổi, hệ miễn dịch và tất nhiên cũng tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Khi tập thể dục hay đơn giản là chơi đùa với bạn bè, trẻ sẽ không muốn dừng lại để đi vệ sinh, đặc biệt với những trẻ nhỏ, vậy nên bạn phải chú ý nhắc nhở con đi toilet thường xuyên. Việc nín tiểu hoặc nín đi cầu thường xuyên có thể dẫn tới các vấn đề về đường ruột và táo bón.
Một nhân tố khác cũng đóng vai trò quan trọng đến hệ tiêu hóa của trẻ, đó chính là stress. Stress thường là nguyên nhân gây ra một số vấn đề về đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích hay bệnh Crohn. Ở trẻ nhỏ, rất khó để nhận biết dấu hiệu stress vì trẻ chưa biết cách diễn đạt. Bé sẽ chỉ biểu hiện qua việc thường hay khóc, ngủ mớ, không chịu đến một môi trường nào đó có khả năng gây stress (ví dụ như lớp học), biếng ăn…
Nếu con bạn đang gặp phải vấn đề khi đi vệ sinh, bạn cũng đừng đặt áp lực trên trẻ quá nhiều. Thi thoảng trẻ nín đi cầu vì sợ đau ở hậu môn, vì vậy, bạn nên tập cho trẻ đi cầu và và đừng nên ép trẻ quá mức. Bạn nên thử trò chuyện với con để giúp bé thư giãn, an tâm hơn và nếu vẫn còn khó khăn, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bạn có thể xem thêm:
Sử dụng ngay lịch theo dõi tiêm chủng để biết loại vắc xin bé cần được tiêm và khi nào nên tiêm
Giới tính của bé yêu là gì?
Nam
Nữ
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Disgestive health http://www.webmd.com/children/features/digestive-health#1 .Ngày truy cập 22/8/2016
Kids digestive health https://www.culturelle.com/kids-digestive-health. Ngày truy cập 22/8/2016
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!