backup og meta
Chuyên mục

2

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

10 cách điều trị đau rát vùng kín tại nhà hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên · Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 4 tuần trước

10 cách điều trị đau rát vùng kín tại nhà hiệu quả

Để biết cách điều trị đau rát vùng kín tại nhà như thế nào cho hiệu quả, trước tiên chị em cần khoanh vùng được các nguyên nhân và tần suất xuất hiện của triệu chứng.

Về mặt y khoa tình trạng đau rát vùng kín khiến không những gây khó chịu mà còn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của chị em. Chưa kể, ngứa rát vùng kín cũng được biết đến là triệu chứng ban đầu của những bệnh lý phụ khoa thường gặp.

Nội dung bài viết sẽ chỉ ra các nguyên nhân và gợi ý một số cách điều trị đau rát vùng kín mà chị em có thể áp dụng ngay tại nhà.

Nguyên nhân gây ra đau rát vùng kín cho nữ giới

Dấu hiệu vùng kín bị ngứa, bị rát hay thậm chí là bị đau thường là biểu hiện của một số bệnh lý như:

  • Bệnh lậu: Đây là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) do quan hệ tình dục không an toàn.
  • Nhiễm khuẩn âm đạo: Tình trạng xảy ra khi một số loại vi khuẩn phát triển quá mức trong âm đạo, ảnh hưởng đến sự cân bằng vi khuẩn.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Tình trạng khiến người bệnh bị nóng rát ở vùng kín khi đi tiểu.
  • Nhiễm nấm âm đạo: Một bệnh nhiễm trùng do một loại nấm men gây ra tên là Candida, thường là Candida albicans.
  • Nhiễm Trichomonas: Tình trạng khiến cho vùng kín bị đau nhói khi đi tiểu, ngứa, nổi mẩn đỏ, xung quanh hoặc toàn bộ vùng kín bị nóng rát.
  • Bệnh chlamydia ở nữ: Vi khuẩn chlamydia thường lây truyền khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm trùng (nguồn lây bệnh).
  • Mụn rộp sinh dục: Tình trạng khiến cho vùng kín bị ngứa rát, dịch tiết âm đạo có mùi hôi, xuất hiện mụn nước li ti nếu ở giai đoạn nặng.
  • Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh: Ở độ tuổi này âm đạo trở nên sẫm màu, dễ bị khô và dễ cảm thấy ngứa rát, khó chịu, một phần là do thiếu sự đàn hồi.

Lưu ý

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì bạn cần đến khám trực tiếp với bác sĩ. Bạn không nên tự ý chẩn đoán cho bản thân dựa trên những nội dung này. Nội dung mang tính chất tham khảo và không thể dùng để tự chẩn đoán.

Cách điều trị đau rát vùng kín tại nhà

Để làm dịu cơn rát vùng âm hộ, bạn có thể tham khảo 10 cách điều trị đau rát vùng kín tại nhà dưới đây.

Nhớ rằng, cách điều trị đau rát vùng kín mà được áp dụng tại nhà thì chỉ có thể giúp bạn thuyên giảm mức độ của triệu chứng, trong trường hợp bệnh của bạn ở mức độ nặng, bạn cần phải đi khám bác sĩ và không nên chần chừ.

1. Chườm lạnh

  • Bước 1: Sử dụng túi vải sạch, rồi lấy đá lạnh vào chườm vùng kín. Lưu ý không sử dụng đá lạnh chườm trực tiếp lên da.
  • Bước 2: Bạn chỉ nên chườm tối đa 20 phút mỗi lần. Đá lạnh sẽ giúp làm dịu cơn đau khó chịu.
  • Bước 3: Lấy giấy sạch lau nhẹ nhàng vùng kín.

2. Cách điều trị đau rát vùng kín tại nhà: Rửa bằng nước muối

Muối có khả năng sát khuẩn tốt và là cách điều trị đau rát vùng kín tại nhà đơn giản, hiệu quả.

  • Bước 1: Pha loãng nước muối hoặc sử dụng nước muối sinh lý để rửa vùng kín
  • Bước 2: Rửa lại với nước sạch

Lưu ý chỉ rửa bằng nước hoặc nước muối và không thụt rửa trong âm đạo.

cách điều trị đau rát vùng kín tại nhà bằng nước muối

3. Tránh các chất gây kích ứng

Cách điều trị đau rát vùng kín tại nhà đơn giản bạn nên làm là tránh tiếp xúc những chất kích thích vùng kín như:

  • Giữ vùng kín khô thoáng, không để mồ hôi gây nấm, gây hâm.
  • Chọn giấy vệ sinh mềm, thấm hút tốt và lau từ trước ra sau, sau khi đi tiểu.
  • Tránh sử dụng xà phòng thơm, sữa tắm hoặc chất khử mùi xung quanh, vì các sản phẩm này có thể gây kích ứng.

4. Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm

Mồ hôi, dịch tiết âm đạo, nước tiểu và tinh dịch là những yếu tố dễ gây viêm nhiễm và kích ứng ở âm hộ. Việc vệ sinh hằng ngày sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, tránh viêm nhiễm âm đạo. Các bước sau sẽ giúp vùng kín sạch sẽ và giảm ngứa như:

  • Bước 1: Rửa tay trước và sau khi vệ sinh: Điều này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây lan, ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn không nên dùng chung khăn mặt hoặc khăn tắm với người khác.
  • Bước 2: Rửa sạch vùng kín bằng nước ấm (không nóng) ít nhất hai lần một ngày. Nhẹ nhàng lau khô và sau đó thoa loại thuốc bôi mà bác sĩ hoặc dược sĩ đã kê đơn.

Ngoài ra, ngâm mình trong bồn tắm với nước ấm cũng là cách chữa đau rát vùng kín tại nhà giúp giảm ngứa hiệu quả (ngâm trong 5-10 phút).

5. Quần áo thoáng mát

Bạn cần tránh quần bó sát và đồ lót nylon, bởi đồ bó sát sẽ hạn chế luồng không khí đến vùng sinh dục, làm tăng nhiệt độ và độ ẩm, gây kích ứng. Thay vào đó, bạn nên mặc đồ lót dạng cotton thoáng khí, giặt tất cả đồ lót bằng xà phòng không mùi và xả sạch.

Một mẹo nữa mà bạn có thể thử, đó là ngủ mà không mặc đồ lót vào ban đêm.

cách điều trị đau rát vùng kín tại nhà - mặc quần thoáng mát
Bạn nên ưu tiên chọn các loại quần áo nhẹ, thoáng mát để giảm ma sát lên vùng kín, đặc biệt là đồ lót

6. Sử dụng băng vệ sinh

Sử dụng miếng bông hoặc băng vệ sinh 100% cotton, vì máu kinh nguyệt có thể gây kích ứng vùng kín. Hãy thường xuyên thay băng vệ sinh vào những ngày kinh nguyệt!

7. Cách điều trị đau rát vùng kín tại nhà bằng thuốc

Trong trường hợp tình trạng đau rát vùng kín ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày, bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ kê đơn thuốc và điều trị đúng bệnh, bao gồm thuốc bôi và thuốc uống:

  • Thuốc steroid giúp giảm đau mãn tính
  • Thuốc kháng histamine có thể làm giảm ngứa
  • Một số loại thuốc bôi và thuốc mỡ nhẹ dùng tại chỗ
  • Cách trị đau rát vùng kín bằng thuốc kháng sinh giảm đau khá phổ biến.

8. Bài tập cơ sàn chậu

Một số trường hợp đau âm hộ có thể do bị căng cơ sàn chậu, bạn có thể tăng cường sức khỏe cho vùng kín bằng một số bài tập để giãn các cơ sàn chậu như bài tập kegel cho nữ, giúp giảm chứng đau vùng kín.

Lưu ý bạn chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng để tránh cọ xát và làm tổn thương cô bé như:

  • Bạn cũng nên tránh các hoạt động gây áp lực lên âm hộ như đạp xe hoặc cưỡi ngựa.
  • Giảm tần suất đi bơi trong hồ chứa clo và cởi bỏ đồ bơi ngay sau đó nếu có.

9. Sử dụng chất bôi trơn khi quan hệ tình dục

Khi quan hệ tình dục, bạn không nhất thiết phải sử dụng chất bôi trơn nếu cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, trường hợp vùng kín đang bị khô, bạn có thể cân nhắc dùng bôi trơn trước khi quan hệ tình dục để giảm ma xát và giảm đau rát khi quan hệ.

Ngoài ra, chất bôi trơn cũng có thể có trong bao cao su nên chị em có thể áp dụng biện pháp quan hệ dùng bao cao su. Lưu ý phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ và không nên sử dụng các sản phẩm có hương liệu hoặc các chất gây tê kéo dài thời gian hay làm mát, vì có thể gây kích ứng cho vùng kín.

10. Khám phụ khoa định kỳ

Nếu cách điều trị đau rát vùng kín tại nhà không hiệu quả, tốt nhất bạn nên đi khám phụ khoa tại phòng khám uy tín. Việc khám phụ khoa định kỳ 6 tháng sẽ giúp bạn có thể kiểm tra và theo dõi tình trạng sức khỏe vùng kín của mình. Từ đó, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và được bác sĩ phát hiện, điều trị kịp thời.

cách điều trị đau rát vùng kín tại nhà bằng việc khám phụ khoa

Câu hỏi thường gặp

Hiện tượng ngứa 2 bên mép vùng kín là gì?

Ngứa 2 bên mép vùng kín là tình trạng ngứa vùng kín xung quanh 2 bên mép âm hộ. Ngứa 2 bên mép vùng kín có thể là triệu chứng của một số bệnh lý tiềm ẩn như: Viêm âm đạo, nhiễm trùng nấm men Candida, các bệnh phụ khoa thường gặp hay cũng có thể là do mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs).

Kết luận

Hy vọng với 10 cách điều trị đau rát vùng kín tại nhà giúp bạn có thể kiểm soát sức khỏe phụ khoa của mình. Mặc dù nội dung bài viết gợi ý cho chị em cách điều trị đau rát vùng kín tại nhà, nhưng để tình trạng không tái đi tái lại, chị em cần tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe vùng kín, đặc biệt là hướng đến đời sống tình dục an toàn.

Mục “Viêm âm đạo” thường xuyên đăng tải các nội dung liên quan đến bệnh lý, triệu chứng gây ra nơi âm đạo. Nội dung được kiểm chứng bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Sản Phụ khoa cộng tác trên HelloBacsi. Hoặc bạn có thể vào cụm ‘Tất cả chuyên mục‘ để thấy danh sách gồm tất cả chuyên mục có trên HelloBacsi.

Bạn có thể quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.



Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 4 tuần trước

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo