backup og meta

Top 10 lý do nữ giới bị đau khi quan hệ tình dục

Top 10 lý do nữ giới bị đau khi quan hệ tình dục

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tình trạng đau khi quan hệ tình dục không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc yêu, mà lâu dần sẽ dẫn tới những hệ lụy nguy hiểm khác nhau như: giảm ham muốn tình dục, sợ “yêu”, làm rạn nứt tình cảm của các cặp đôi…

Không dừng lại ở đó, đau khi quan hệ còn là biểu hiện của một số bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục. Các trường hợp dưới đây sẽ giúp lý giải tại sao khi quan hệ con gái lại kêu đau:

1. Co thắt âm đạo gây đau rát khi quan hệ

Co thắt âm đạo là hiện tượng âm đạo người nữ co thắt trong quá trình quan hệ. Quan hệ bị đau do co thắt âm đạo xảy ra khi co thắt mạch không chủ ý của các cơ gần âm hộ khi có vật lạ thâm nhập vào âm đạo, làm cho lỗ ngoài của âm đạo co chặt lại.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau khi quan hệ này do phản xạ vô thức của nhóm cơ PC (chạy từ xương mu đến xương cụt), vốn có chức năng nâng đỡ vùng âm đạo. Phản xạ này khiến các cơ và mô ở âm đạo bị co giãn bất ngờ khi có vật thể “xâm nhập” từ bên ngoài, gây ra những cơn đau khủng khiếp trong “cuộc vui”.

2. Lần đầu quan hệ tình dục

Những người chưa có trải nghiệm tình dục thường thắc mắc quan hệ tình dục có đau không hay tại sao quan hệ lại đau rát? Lần đầu tiên bạn quan hệ tình dục, âm đạo có thể bị đau hoặc cảm thấy dễ chịu hoặc cả hai. Vậy tại sao khi quan hệ lần đầu con gái lại kêu đau? Điều này xảy ra do màng trinh bị rách và kéo căng hay thành âm đạo bị xây xước khi dương vật hoặc ngón tay đi vào.

Bên cạnh đó, trong lần đầu quan hệ, bạn và đối tác còn thiếu kinh nghiệm nên chưa biết cách thả lỏng cơ thể hay thực hiện màn dạo đầu đủ để làm cho cô bé trơn ướt hơn. Việc sử dụng gel bôi trơn sẽ giúp giải quyết sự khô hạn của cô bé, tránh đau rát khi thâm nhập. Bạn cũng đừng quên sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ nếu chưa có ý định mang thai nhé.

Hãy đọc thêm: Quan hệ lần đầu có mang thai không?

3. Nhiễm trùng âm đạo gây đau rát khi quan hệ

Quan hệ bị đau, quan hệ bị rát hay đau rát khi quan hệ là do đâu? Câu trả lời là bạn có thể bị đau khi quan hệ nếu đang bị nhiễm trùng âm đạo. Dưới đây là các loại nhiễm trùng âm đạo thường gặp:

  • Candida hay “men” nhiễm trùng
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn
  • Viêm âm đạo trichomonas
  • Viêm âm đạo chlamydia
  • Viêm âm đạo không nhiễm trùng.

Một hình thức khác của viêm âm đạo không lây nhiễm do giảm hormone vì thời kỳ mãn kinh hoặc do phẫu thuật cắt buồng trứng. Điều này làm cho âm đạo trở nên khô, gọi là viêm âm đạo teo (teo âm đạo). Khi gặp tình trạng này, phụ nữ có thể bị đau khi quan hệ tình dục hay quan hệ bị đau rát ở trong cũng như bị ngứa và rát âm đạo.

4. Quan hệ bị đau do u xơ tử cung

U xơ tử cung là khối u lành tính phát triển trên các thành tử cung. Các triệu chứng bao gồm đau khi quan hệ tình dục hay quan hệ bị đau rát ở trong, kinh nguyệt kéo dài, táo bón và trướng bụng.

đau khi quan hệ tình dục

5. Đau rát khi quan hệ do viêm cổ tử cung

Bạn có từng thắc mắc tại sao quan hệ lại đau rát? Theo các chuyên gia sức khỏe, tình trạng đau rát khi quan hệ hay quan hệ bị đau có thể do viêm cổ tử cung. Viêm cổ tử cung do nhiều nguyên nhân gây ra. Những bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia, mụn giộp, HPV… có thể khiến cổ tử cung bị viêm và nhạy cảm.

Việc bị dị ứng với bao cao su hoặc chất diệt tinh trùng hoặc bất cứ sản phẩm chứa hóa chất nào khác được đưa vào âm đạo cũng có thể gây viêm cổ tử cung. Khi các mô âm đạo trở nên quá nhạy cảm, việc thâm nhập có thể gây đau đớn.

6. Quan hệ tình dục bị đau do lạc nội mạc tử cung

Tại sao mỗi lần quan hệ lại bị đau? Các mô trong tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung và lấn ra ống dẫn trứng khiến máu không thể chảy ra ngoài cơ thể mà bị tích lại, gây ra xuất huyết nội và nhiễm trùng, dẫn đến nhiều triệu chứng khác. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ thấy rất đau khi quan hệ tình dục.

7. Tại sao quan hệ lại đau rát? Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản, thường xảy ra khi bệnh lây truyền qua đường tình dục không được điều trị dứt điểm. Đôi khi, người bệnh có thể cảm thấy đau rát khi quan hệ tình dục do lực tác động trong lúc giao hợp. Tùy thuộc vào nguyên nhân, viêm vùng chậu cũng có thể không có triệu chứng. Nếu để lâu không điều trị, bệnh có thể gây vô sinh.

đau khi quan hệ tình dục

8. Đau khi quan hệ tình dục ở thời kỳ mãn kinh

Khi phụ nữ bước vào giai đoạn này, lớp mô âm đạo mất dần độ ẩm bình thường và trở nên khô hơn. Do đó, khi giao hợp, chị em sẽ có cảm giác khó chịu và đau đớn hơn do thiếu chất dịch bôi trơn tiết ra khiến cho việc quan hệ bị rát.

9. Chấn thương âm hộ hoặc âm đạo

Chấn thương âm hộ/âm dạo là một trong những lý do giải thích tại sao quan hệ lại đau rát. Những thương tích này có thể là vết rạch tầng sinh môn được thực hiện trong quá trình chuyển dạ nhằm giúp em bé ra khỏi bụng mẹ dễ dàng hơn.

10. Đau âm hộ mãn tính gây đau khi quan hệ tình dục

Đây là tình trạng đau ở khu vực xung quanh cửa âm đạo (âm hộ) trong một thời gian dài. Thậm chí khi quan hệ tình dục, cảm giác đau đớn còn dữ dội hơn. Cơn đau có thể tái diễn trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Nếu thường xuyên bị đau khi quan hệ tình dục, bạn nên đến các cơ sở y tế để khám, chẩn đoán nguyên nhân, từ đó có được lời khuyên từ bác sĩ nhé. Hãy bảo vệ sức khỏe cho cuộc sống trọn vẹn hơn.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Painful intercourse (dyspareunia)

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/painful-intercourse/symptoms-causes/syc-20375967#:~:text=Pain%20during%20penetration%20might%20be,also%20can%20be%20a%20cause. Ngày truy cập 17/8/2022

Why does sex hurt?

https://www.nhs.uk/common-health-questions/sexual-health/why-does-sex-hurt/ Ngày truy cập 17/8/2022

When Sex Is Painful. https://www.acog.org/womens-health/faqs/when-sex-is-painful

Ngày truy cập 17/8/2022

Dyspareunia (Painful Intercourse)

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12325-dyspareunia-painful-intercourse Ngày truy cập 17/8/2022

How Sex Changes After Menopause

https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/how-sex-changes-after-menopause Ngày truy cập 17/8/2022

 

Phiên bản hiện tại

19/04/2023

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Hay bị đau đầu, khó tập trung trước và trong khi hành kinh: Liệu có phải do thiếu máu, thiếu sắt?

Thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ độ tuổi có kinh nguyệt: Những điều bạn cần biết!


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 19/04/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo