backup og meta

Probiotic có trong thực phẩm nào?

Probiotic có trong thực phẩm nào?

Probiotic (men vi sinh) là những vi khuẩn hoặc nấm men khi được đưa vào cơ thể sẽ có nhiều tác động tích cực không chỉ với hệ tiêu hóa. Tác dụng của chúng trong hệ tiêu hóa là ngăn chặn khả năng bám dính của tác nhân gây bệnh và giảm lượng chất độc của chúng trên biểu mô ruột. Vậy probiotic có trong những thực phẩm nào?

Sữa chua – nguồn cung cấp probiotic phổ biến nhất

Sữa chua là một loại thực phẩm giàu probiotic vô cùng quen thuộc với hầu hết chúng ta. Nếu bạn không dung nạp được lactose trong sữa thì cũng đừng lo, vì sữa chua chứa các men sẽ giúp bạn dễ dàng tiêu hóa. Sữa chua giúp làm sạch ruột, các triệu chứng tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác.

Súp miso

319944362

Súp miso là món ăn sáng phổ biến ở Nhật Bản. Món đậu tương lên men này rất tốt cho hệ tiêu hóa. Probiotic trong miso phù hợp để chế biến các món canh. Súp miso ít calo, giàu vitamin B và các hợp chất chống oxy hóa.

Phô mai mềm lên men

Có những thức ăn rất bổ cho cơ thể nhưng không phải loại nào cũng có thể hấp thu dễ dàng qua dạ dày và ruột. Nghiên cứu cho thấy các hợp chất trong phô mai mềm lên men có thể giúp cơ thể hấp thu dễ dàng, lại còn tăng cường hệ miễn dịch.

Sữa có thành phần probiotic

Một trong những cách dễ nhất để có probiotic là thêm sữa chứa acidophilus vào trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đó là loại sữa được lên men cùng với vi khuẩn. Đôi khi nó được dán nhãn sữa ngọt acidophilus. Buttermilk – thường là sữa nuôi cấy vi khuẩn axit lactic – cũng giàu probiotic.

Probiotic có trong các thực phẩm ngâm chua

Bạn nên thêm dưa chua, củ cải chua, kim chi… vào bữa ăn của bạn vì chúng là các loại thực phẩm lên men tự nhiên. Dung dịch ngâm chua từ muối và nước tạo điều kiện cho sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi và làm cho món ăn tốt cho đường tiêu hóa.

Tương nén

242373148

Tương nén là một dạng đậu nành lên men có chứa kháng sinh tự nhiên chống vi khuẩn nhất định. Tương nén chứa lượng protein cao. Mọi người thường miêu tả hương vị của nó rất đậm đà và hơi có mùi khói tương tự như một cây nấm. Bạn có thể dùng tương nén trong các bữa ăn thay vì thịt.

Viên uống bổ sung probiotic

Probiotic không chỉ có trong trong thực phẩm mà còn có thể tìm thấy trong các chế phẩm sinh học, ví dụ như viên uống bổ sung ở dạng viên nang, viên nén, dạng bột và các hình thức chất lỏng. Mặc dù viên uống bổ sung probiotics không tốt bằng thực phẩm nhưng lại có ưu điểm là rất thuận tiện. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị bệnh hoặc có vấn đề về hệ thống miễn dịch, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn và nên thận trọng về việc dùng men vi sinh probiotic.

Phân biệt prebiotics và probiotics

Trong khi nguồn probiotic là các loại thực phẩm có chứa vi khuẩn sống thì món ăn chứa prebiotic lại nuôi các vi khuẩn tốt sống trong hệ thống tiêu hóa của bạn. Bạn có thể tìm thấy prebiotic trong măng tây, atisô Jerusalem, chuối, bột yến mạch, rượu vang đỏ, mật ong, siro và các loại đậu.

Bạn nên cân nhắc ăn thêm các loại thực phẩm prebiotic bên cạnh món chứa probiotic để tăng cường lợi ích của nguồn men vi sinh này. Trong thời đại ngày nay, ăn uống, tiệc tùng cộng với việc ít vận động là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho bạn và gia đình những thông tin hữu ích và giải đáp được câu hỏi probiotic có trong thực phẩm nào.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Vitamin and supplements. http://www.webmd.com/vitamins-and-supplements/nutrition-vitamins-11/probiotics. Ngày truy cập 14/09/2016

Top food for probiotics. http://www.emedicinehealth.com/slideshow_pictures_digestive_health_probiotics/article_em.htm. Ngày truy cập 14/09/2016

Phiên bản hiện tại

30/07/2020

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Ngọc Anh


Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách làm tôm sốt Thái cho người bệnh mạn tính

Probiotic là gì? Lợi ích tuyệt vời của lợi khuẩn probiotic


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 30/07/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo