
Nhiễm trùng roi âm đạo Trichomonas vaginalis có thể lây truyền qua đường tình dục. Các triệu chứng (nếu có) khi nhiễm bệnh bao gồm âm đạo có mùi tanh, tiết dịch vàng xanh có bọt, sưng đau âm đạo, tiểu buốt và ngứa bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nhiễm trùng roi thường không có triệu chứng. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên đi kiểm tra định kỳ nếu có quan hệ tình dục không an toàn.
3. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng đường tiểu là căn bệnh phổ biến ở nữ giới. Bệnh có thể khiến nước tiểu của bạn có mùi hôi, từ đó ảnh hưởng đến mùi của âm đạo. Các triệu chứng khác bao gồm tiểu buốt, đau, nóng rát, khả năng kiểm soát bàng quang kém…
4. Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu cũng là một nguyên nhân lý giải vì sao vùng kín có mùi hôi tanh. Về cơ bản, viêm vùng chậu là hậu quả của tình trạng nhiễm trùng âm đạo lan lên vùng chậu và các cơ quan sinh sản bao gồm tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
Nếu bị viêm vùng chậu, bạn có thể nhận thấy âm đạo có mùi tanh và có thể kèm theo dấu hiệu chảy máu khi quan hệ tình dục. Viêm vùng chậu không được điều trị có thể gây vô sinh hoặc làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Do đó, nếu có những triệu chứng bất thường kể trên thì bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.
5. Vùng kín có mùi hôi tanh do đổ nhiều mồ hôi
Đổ mồ hôi khi tập thể dục hoặc trời quá nóng là điều bình thường. Đôi khi, âm đạo có mùi tanh có thể là do vùng kín của bạn ra nhiều mồ hôi khi trời nóng hoặc vận động mạnh. Trong trường hợp này, bạn có thể cải thiện mùi hôi bằng cách tắm rửa, thay đồ lót thường xuyên và dùng đồ lót có chất liệu thấm hút tốt.
6. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!