backup og meta

Đau rát vùng kín: 9 nguyên nhân không thể chủ quan!

Đau rát vùng kín: 9 nguyên nhân không thể chủ quan!

Bạn đang gặp phải các triệu chứng đau rát vùng kín nhưng không biết nguyên nhân do đâu và lám thế nào để khắc phục? Đau rát vùng kín có nguy hiểm không? Đây là dấu hiệu của bệnh gì?

Việc không nhận biết sớm được các nguyên nhân gây đau rát vùng kín để có biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu 9 nguyên nhân gây đau rát vùng kín ở phụ nữ cùng các biện pháp khắc phục.

Triệu chứng và biểu hiện đau rát vùng kín

Biểu hiện của tình trạng đau rát vùng kín rất đa dạng. Cơn đau có thể dai dẳng và lan ra xung quanh âm hộ và âm đạo. Những triệu chứng thường thấy khi bạn bị đau rát vùng kín:

  • Nóng rát, châm chích, đau nhói
  • Chỉ bắt đầu đau trong và sau quan hệ tình dục hoặc khi dùng băng vệ sinh
  • Đau âm ỉ liên tục
  • Cơn đau tồi tệ hơn khi ngồi
  • Chỉ đau ở một phần âm hộ. Chẳng hạn như chỉ đau ở âm đạo, hoặc chỉ đau rát ở môi lớn âm đạo hoặc chỉ bị đau mép vùng kín
  • Cơn đau lan ra toàn bộ vùng sinh dục và hậu môn

Đau rát âm hộ kéo dài có thể ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, giảm ham muốn tình dục gây lo lắng cho chị em. Việc xác định được nguyên nhân gây đau rát âm đạo là bước vô cùng quan trọng để có thể điều trị dứt điểm tình trạng này.

9 nguyên nhân gây đau rát vùng kín và cách điều trị cụ thể

bị rát vùng kín

Phụ nữ bị đau rát vùng kín là do đâu? Tình trạng đau rát cô bé xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Sau đây là 9 nguyên nhân đau rát vùng kín phổ biến.

1. Kích ứng da gây đau rát vùng kín

Đau rát 2 bên mép vùng kín là bệnh gì? Một số yếu tố có thể gây kích ứng da âm đạo khi bạn tiếp xúc trực tiếp, đây còn được gọi là viêm da tiếp xúc. Bên cạnh cảm giác bị đau rát vùng kín, dấu hiệu của viêm da tiếp xúc gồm có:

  • Đau rát 2 bên mép vùng kín
  • Âm đạo bị ngứa dữ dội

Các chất kích thích có thể gây viêm da tiếp xúc bao gồm: chất liệu vải, xà phòng, nước hoa, chất bôi trơn, bao cao su

Nên làm gì khi nóng rát âm đạo do viêm da?
Bạn cần tránh tiếp xúc với những thứ đã gây ra kích ứng và hạn chế chạm vào vùng da đó cho đến khi lành lại. Trường hợp bị đau vùng kín kéo dài và cơn đau nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc.

2. Nhiễm khuẩn âm đạo gây đau rát âm đạo và vùng kín

Ngứa và nóng rát vùng kín là bệnh gì? Bạn có thể bị đau rát âm đạo do nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn âm đạo (BV) là tình trạng xảy ra khi một số loại vi khuẩn phát triển quá mức trong âm đạo, ảnh hưởng đến sự cân bằng vi khuẩn. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC, Hoa Kỳ), BV là bệnh nhiễm trùng âm đạo phổ biến nhất ở phụ nữ từ 15 – 44 tuổi.

Người bệnh thường cảm giác bị đau rát âm đạo hay bị rát vùng kín, đôi lúc có thể cảm thấy đau khi đi tiểu. Bên cạnh đó, các triệu chứng khác cũng có thể bao gồm:

Điều trị đau rát âm đạo do nhiễm khuẩn âm đạo
Nhiễm khuẩn âm đạo có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Nếu bạn có các triệu chứng của nhiễm khuẩn âm đạo, hãy đi kiểm tra và điều trị sớm. Để điều trị cho tình trạng rát âm đạo do nhiễm khuẩn, các bác sĩ thường chỉ định bạn dùng kháng sinh.

3. Đau rát vùng kín khi đi tiểu do nhiễm trùng đường tiết niệu

đau rát vùng kín

Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) có thể khiến người bệnh bị nóng rát ở vùng kín khi đi tiểu. Các phần khác nhau của đường tiết niệu có thể bị nhiễm trùng bao gồm bàng quang, niệu đạo và thận. Ngoài biểu hiện đau vùng kín khi đi tiểu, các triệu chứng khác của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:

  • Đau bụng
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Có máu trong nước tiểu
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi
  • Dễ mắc tiểu đột ngột hoặc thường xuyên.
Nên làm gì khi nóng rát âm đạo do nhiễm trùng đường tiết niệu?
Bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Tình trạng nhiễm trùng thường sẽ hết trong khoảng 5 – 7 ngày sau khi bắt đầu điều trị.

4. Đau rát vùng kín do nhiễm nấm âm đạo

Tình trạng đau rát vùng kín kèm với khí hư có mùi hôi là bệnh gì? Tình trạng nhiễm nấm âm đạo hay còn gọi là nhiễm nấm Candida, là một bệnh nhiễm trùng do một loại nấm men gây ra tên là Candida, thường là Candida albicans. Tình trạng này có thể gây tổn thương đến bộ phận sinh dục, miệng, da và gây nhiễm trùng máu. Bên cạnh triệu chứng đau rát vùng kín, các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Ngứa và nhức âm đạo
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Bị đau nhói ở vùng kín khi đi tiểu
  • Có dịch tiết âm đạo bất thường.

Chị em phụ nữ sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm nấm nếu đang trong tình trạng:

  • Bị tiểu đường
  • Đang mang thai
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Đang dùng thuốc kháng sinh
  • Đang sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố.
Cách điều trị đau rát vùng kín do nhiễm nấm âm đạo
Chỉ định điều trị nhiễm nấm âm đạo thường là sử dụng thuốc chống nấm. Loại thuốc này có thể bôi trực tiếp dưới dạng kem hoặc uống dưới dạng viên nang.

5. Nhiễm Trichomonas gây đau rát vùng kín

Bị đau rát vùng kí là bệnh gì? Bạn có biết âm đạo bị đau hay bị đau rát vùng kín còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã nhiễm Trichomonas, là một trong những bệnh lây qua đường tình dục (STDs) thường gặp nhất? Đây là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Trichomonas vaginalis gây ra. Ước tính chỉ có khoảng 30% những người bị nhiễm Trichomonas có  triệu chứng rõ rệt. Những triệu chứng này có thể bao gồm:

  • Bị đau nhói ở vùng kín khi đi tiểu
  • Ngứa, đỏ, đau, nóng rát âm đạo
  • Dịch âm đạo có màu trắng, vàng hoặc xanh và có mùi tanh
  • Toàn bộ bộ phận sinh dục nữ bị đau rát.

Nên làm gì khi nóng rát âm đạo do nhiễm Trichomonas?


Bạn không thể tự điều trị bệnh lây qua đường tình dục này dứt điểm. Hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng. Thông thường, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nhiễm Trichomonas bằng những loại thuốc uống như metronidazole hoặc tinidazole để giảm cảm giác đau rát vùng kín.

6. Bệnh lậu gây đau rát vùng kín

đau rát vùng kín do bệnh lậu

Một nguyên nhân khác khiến bạn bị đau ở vùng kín là do bệnh lậu. Đây là một bệnh nhiễm trùng vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Vi khuẩn này lây nhiễm vào sâu bên trong, chẳng hạn như cổ tử cung, tử cung và ống dẫn trứng và thường lây truyền do quan hệ tình dục với người bị nhiễm trùng.

Bệnh lây qua đường tình dục này đặc biệt phổ biến ở những người có độ tuổi từ 15 – 24. Cách phân biệt đau rát âm đạo do bệnh lậu là bệnh sẽ đi kèm với những dấu hiệu như:

  • Bị đau rát vùng kín khi đi tiểu
  • Chảy dịch, chảy máu âm đạo.

Điều trị vùng kín bị đau rát do bệnh lậu


Bệnh lậu thường phải điều trị kép, có nghĩa là người bệnh phải dùng hai loại thuốc khác nhau cùng một lúc để chữa bệnh và để hạn chế tình trạng âm vật bị đau.

7. Bệnh chlamydia gây đau rát âm đạo

đau rát âm đạo

Nóng rát vùng kín là bệnh gì hay “cô bé” bị đau rát là bệnh gì? Ngoài các nguyên nhân kể trên thì việc vùng kín bị đau rát còn có thể là là nhiễm chlamydia. Vi khuẩn chlamydia (chlamydia trachomatis) thường lây truyền qua quan hệ tình dục với người bị nhiễm trùng. Nghiên cứu cho thấy rằng ít nhất 70% người bệnh nhiễm chlamydia không có triệu chứng. Đó là lý do tại sao tình trạng này đôi khi được gọi là nhiễm trùng “thầm lặng”.

Các triệu chứng của bệnh chlamydia có thể bao gồm:

  • Đau rát vùng kín
  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Đau khi đi tiểu và khi quan hệ
  • Chảy máu khi quan hệ tình dục…

Nên làm gì khi bị nóng rát âm đạo do khuẩn Chlamydia?


Bệnh chlamydia thường được điều trị bằng kháng sinh, các thuốc kháng sinh điều trị bao gồm azithromycin và doxycycline.

8. Mụn rộp sinh dục gây đau rát vùng kín

Ngứa rát vùng kín là bệnh gì? Câu trả lời là có thể bạn đã bị mụn rộp sinh dục. Mụn rộp sinh dục hay còn gọi là herpes sinh dục, xảy ra do tiếp xúc da kề da với người nhiễm virus herpes.

Ở Hoa Kỳ, người ta ước tính rằng cứ 6 người sẽ có 1 người mắc bệnh. Mụn rộp sinh dục thường xảy ra ở độ tuổi 14 – 49, phụ nữ dễ bị nhiễm trùng hơn nam giới. Một khi đã nhiễm virus herpes, virus này sẽ sống ở trong cơ thể suốt đời. Tuy nhiên, chúng có thể không phát triển bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cho đến khi virus hoạt động.

Nếu virus herpes hoạt động, chúng có thể khiến người bệnh bị rát ở vùng kín. Để nhận biết mụn rộp sinh dục, ngoài bị đau rát vùng kín, bạn có thể gặp các triệu chứng khác:

  • Ngứa vùng kín
  • Thay đổi dịch tiết âm đạo
  • Đau ở vùng âm đạo, đặc biệt là khi đi tiểu
  • Xuất hiện các triệu chứng giống như cúm bao gồm sốt, sổ mũi và ho
  • Các vết loét, mụn nước hoặc loét cũng có thể phát triển sau một vài ngày.

Cách điều trị đau rát âm đạo do herper sinh dục


Hiện nay, y học vẫn chưa có cách chữa trị hoàn toàn cho bệnh mụn rộp sinh dục. Các triệu chứng của bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus như: acyclovir, famciclovir và valacyclovir.

9. Mãn kinh khiến bạn bị đau vùng kín

đau rát vùng kín

Tình trạng đau rát ở bộ phận sinh dục nữ không phải lúc nào cũng do bệnh lý. Sự thay đổi nồng độ hormone trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh cũng có thể là nguyên nhân.

Mức độ thay đổi của hormone trong cơ thể phụ nữ trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh có thể ảnh hưởng đến âm đạo, làm đau rát ở vùng kín. Tình trạng đau rát âm đạo là một triệu chứng của sự thay đổi này, đặc biệt là khi quan hệ tình dục. Ngoài triệu chứng rát âm đạo, khi mãn kinh phụ nữ có thể có thêm các triệu chứng bao gồm:

  • Khô âm đạo
  • Đau đầu
  • Khó ngủ
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Thay đổi tâm trạng
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Cảm giác nóng người đột ngột (bốc hỏa)…

Nên làm gì khi nóng rát âm đạo do mãn kinh?


  • Chất dưỡng ẩm âm đạo: Hãy thử một loại kem dưỡng ẩm âm đạo có gốc nước và không có hương liệu. Thoa kem dưỡng ẩm vài ngày một lần có thể giúp bạn hạn chế tình trạng đau rát âm đạo.
  • Dùng chất bôi trơn gốc nước: Chất bôi trơn đặc biệt cần thiết khi quan hệ tình dục nếu bạn đang trong thời kỳ mãn kinh. Bạn nên chú ý chọn sản phẩm không chứa glycerin hoặc chất làm ấm vì những chất này có thể gây kích ứng.
  • Bổ sung thêm estrogen thông qua chế độ ăn uống hoặc thuốc đặt âm đạo chứa estrogen hoặc kem bôi estrogen âm đạo theo chỉ định của bác sĩ.

Đau rát vùng kín có nguy hiểm không? Làm thế nào để ngăn ngừa?

1. Đau rát vùng kín có nguy hiểm không?

Đau rát vùng kín kéo dài có bị sao không hay cô bé bị đau rát lâu ngày có sao không? Tùy vào mức độ đau rát tại vùng kín mà tình trạng này có thể gây ra các ảnh hưởng khác nhau như:

  • Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản: Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm khuẩn âm đạo và các bệnh STDs có thể gây biến chứng nghiêm trọng và gây tổn thương đến sức khỏe sinh sản. Ngoài ra, tình trạng nhiễm các bệnh STDs có nguy cơ gây ra nhiều rủi ro đối với phụ nữ đang mang thai. Nếu không điều trị, bệnh có thể ảnh hưởng đến em bé và sức khỏe của người mẹ.
  • Giảm ham muốn: Tình trạng đau rát vùng kín gây trở ngại không nhỏ cho phái nữ khi “yêu”. Điều này kéo dài có thể làm giảm ham muốn và chất lượng đời sống quan hệ tình dục giữa hai người.

2. Cách ngăn ngừa đau rát âm đạo

Để tránh tình trạng vùng kín bị đau rát tái phát, bạn nên áp dụng một số phương pháp phòng ngừa như:

  • Ưu tiên đồ lót bằng cotton và tránh quần áo bó sát có thể giúp giảm kích ứng vùng âm đạo.
  • Không nên tắm bồn
  • Không thụt rửa âm đạo để tránh làm mất cân bằng độ pH, gây nhiễm trùng âm đạo
  • Lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh, ngăn ngừa lây lan vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ thường xuyên
  • Tuân thủ các nguyên tắc quan hệ tình dục an toàn.

Cách điều trị đau rát vùng kín tại nhà hiệu quả

chăm sóc vùng kín

Đa phần nguyên nhân khiến cô bé bị đau rát đều là do bệnh lý. Tuy nhiên, nếu như bạn chỉ vừa bị rát vùng kín, bạn có thể áp dụng một số cách chữa đau rát vùng kín tại nhà sau đây để giảm triệu chứng khó chịu:

  • Để giảm đau sau khi đi tiểu, bạn nhẹ nhàng vệ sinh âm hộ bằng nước ấm sạch.
  • Để giảm hoặc ngăn ngừa cơn đau do quan hệ tình dục gây ra, bạn nên sử dụng bao cao su và chất bôi trơn khi giao hợp.
  • Để giảm ngứa âm đạo, thuốc kháng histamine không kê đơn có thể hữu ích.
  • Bạn cũng có thể đặt một túi nước đá hoặc miếng gạc lạnh vào khu vực bị ảnh hưởng có thể giúp giảm cảm giác đau đớn.

Lưu ý là những nguyên nhân gây đau rát âm đạo hầu hết đều cần được điều trị y tế, do đo, bạn nên đi khám sớm nếu “cô bé” bị đau rát khó chịu nhé.

Những nguyên nhân gây đau rát vùng kín sau một thời gian điều trị sẽ biến mất. Nếu tình trạng này không thuyên giảm mà trở nên tồi tệ hơn, bạn nên thăm khám cùng bạn tình để được kiểm tra. Nếu bạn không điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ khiến bệnh ngày càng trở nặng và khó chữa. Để ngăn ngừa tình trạng nặng hơn, bạn nên thu xếp đến gặp bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhé!

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Disorders of the Vulva: Common Causes of Vulvar Pain, Burning, and Itching
https://www.acog.org/womens-health/faqs/disorders-of-the-vulva-common-causes-of-vulvar-pain-burning-and-itching
Ngày truy cập 31/5/2022
Does Your Vagina Burn During Sex?
https://www.healthywomen.org/your-health/Sexual-Health/does-your-vagina-burn-during-sex
Ngày truy cập 31/5/2022
I have a burning sensation in my vagina. What’s going on?
https://www.plannedparenthood.org/learn/ask-experts/i-have-a-burning-sensation-in-my-vagina-whats-going-on
Ngày truy cập 31/5/2022
Vulvar conditions – Better Health Channel
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/vulval-conditions
Ngày truy cập 20/11/2022
Vulvodynia
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/vulvodynia/symptoms-causes/syc-20353423
Ngày truy cập 20/11/2022
Vaginal and groin irritation and infection | healthdirect
https://www.healthdirect.gov.au/vaginal-irritation-and-infection
Ngày truy cập 20/11/2022
Pain Down There? 5 Reasons Your Pelvis and Vagina Hurt – Cleveland Clinic
https://health.clevelandclinic.org/pain-down-there-5-reasons-your-vagina-hurts/
Ngày truy cập 20/11/2022

Phiên bản hiện tại

30/05/2024

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ độ tuổi có kinh nguyệt: Những điều bạn cần biết!

Top 24 sự thật kinh ngạc về vùng kín phụ nữ bạn chưa biết


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 30/05/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo