backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Ăn ớt chuông có tác dụng gì? 7 lợi ích sức khỏe không thể bỏ qua

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 28/05/2023

Ăn ớt chuông có tác dụng gì? 7 lợi ích sức khỏe không thể bỏ qua

Ớt chuông còn có tên gọi khác là ớt ngọt, một loại rau ăn quả được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy ăn ớt chuông có tác dụng gì cho sức khỏe. Mời bạn cùng tìm hiểu!

Ăn ớt chuông có tác dụng gì? Ăn ớt chuông sống có tốt không? Bạn nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín trước khi ăn để tận dụng tối đa lợi ích dinh dưỡng của loại nguyên liệu này? Hello Bacsi mời bạn tìm hiểu cụ thể 7 tác dụng của ớt chuông qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết sau!

Thông tin dinh dưỡng của ớt chuông 

Ớt chuông tươi có thành phần chủ yếu là nước (chiếm 92%), phần còn lại là carbs và một lượng nhỏ protein, chất béo, khoáng chất và các vitamin. Trong 100 gam ớt chuông đỏ tươi có:

  • Calo: 31
  • Nước: 92%
  • Đạm: 1 gam
  • Tinh bột: 6 gam
  • Đường: 4,2 gam
  • Chất xơ: 2,1 gam
  • Chất béo: 0,3 gam
  • Vitamin A, B, C, E, K1
  • Folate
  • Kali
  • Các hợp chất thực vật: capsanthin, violaxanthin, lutein, quercetin, luteolin… là các chất có tác dụng chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe.

Bạn có thể quan tâm:

Khám phá 7 tác dụng của ớt chuông đối với sức khỏe

1. Tác dụng của ớt chuông: Tăng cường thị lực

Những căn bệnh về mắt gây suy giảm thị lực nhanh chóng phổ biến nhất hiện nay là thoái hóa điểm vàngđục thủy tinh thể do tuổi tác hoặc do di truyền.

Lutein và zeaxanthin là những sắc tố carotenoid bảo vệ điểm vàng của mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh, giúp cải thiện thị lực và chống lại các phản ứng oxy hóa gây tổn thương cho võng mạc mắt.

Vậy ăn ớt chuông có tác dụng gì với sức khỏe thị lực? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, zeaxanthin được tìm thấy chứa nhiều trong ớt chuông đỏ, ớt chuông cam và nhiều nhất là trong ớt chuông xanh. Theo AAO khuyến cáo, một người nên hấp thụ 2 mg zeaxanthin mỗi ngày. (2). Bên cạnh đó, một khẩu phần ớt chuông đỏ cũng cung cấp khoảng 75% nhu cầu vitamin A cần thiết để tăng cường thị lực, giúp nhìn rõ hơn vào ban đêm và ngăn ngừa chứng quáng gà.

2. Ăn ớt chuông có tác dụng gì? Ớt chuông giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Tình trạng thiếu máu dẫn đến việc thiếu lượng oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Tình trạng này khiến bạn trông xanh xao, nhợt nhạt, ù tai, hoa mắt, chóng mặt. Biểu hiện nặng hơn là rối loại tiêu hóa, mệt mỏi, tim đập nhanh.

Vậy ăn ớt chuông có tác dụng gì trong việc ngăn ngừa thiếu máu? Trong các loại ớt chuông có một lượng sắt dồi dào, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt của cơ thể. Bên cạnh đó, chúng cung cấp đến 300% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày. Vitamin C vừa là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, vừa giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt ở ruột.

Ngoài nấu chín, làm salad, bạn có thể ăn ớt chuông sống như một loại trái cây để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Lưu ý là cần kết hợp ớt chuông với các loại thực phẩm giàu chất sắt khác như các loại thịt đỏ, gan, rau bó xôi để đảm bảo cho cơ thể có thể nhận đầy đủ khoáng chất sắt, tránh nguy cơ bị thiếu máu.

3. Tác dụng của ớt chuông mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch

ăn ớt chuông có tác dụng gì
Ăn ớt chuông có tác dụng gì hay tác dụng của ớt chuông đối với sức khỏe là gì? 

Ăn ớt chuông sống có tốt không? Ớt chuông có rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh giúp trung hòa và ngăn chặn tác động của các gốc tự do làm tổn thương các tế bào của cơ thể. Chúng còn có tác dụng làm giảm mức cholesterol xấu trong máu, tránh nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường type 2, đột quỵ và ung thư.

Theo kết quả một cuộc nghiên cứu của Đại học Urmia (thuộc Iran), ở nhiệt độ 35ºC, phenol và flavonoid có trong ớt chuông đỏ có khả năng khử các gốc hydro peroxide tự do. Các gốc này là một trong những tác nhân gây ra bệnh tim do thiếu máu cục bộ.

Phytonutrients có nhiều trong ớt ngọt vừa giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chúng cũng tốt cho bệnh nhân cao huyết áp, tăng khả năng miễn dịch, trao đổi chất của các hormone, giảm viêm và thải độc. Phytonutrients trong ớt chuông xanh còn có khả năng thư giãn đường hô hấp và giảm thở gấp ở người mắc bệnh hen suyễn, từ đó giảm thiểu số lần và mức độ phát bệnh.

4. Tác dụng của ớt chuông: Giúp ngủ ngon, cân bằng tâm trạng

Ăn ớt chuông có tác dụng gì

Ăn ớt chuông có tác dụng gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sự kết hợp của magie và vitamin B6 trong các loại ớt chuông giúp giảm lo lắng, căng thẳng thần kinh và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Vitamin B6 cũng góp phần vào quá trình sản sinh melatonin, giúp giấc ngủ có chất lượng tốt hơn và hỗ trợ cân bằng “đồng hồ sinh học” của bạn.

Đặc biệt, chúng rất hữu ích với phụ nữ trong việc giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như mệt mỏi, đau mỏi hay tâm trạng thất thường.

Bạn có thể quan tâm:

5. Công dụng ớt chuông: Hỗ trợ giảm cân, kích thích tiêu hóa

Nhiều chị em thắc mắc ớt chuông có nhiều chất xơ vậy ăn ớt chuông có tác dụng gì, có giúp giảm cân không? Câu trả lời là có. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại ớt này chứa ít calorie, chất béo và không có cholesterol. Ăn các loại ớt này sẽ giúp bạn đốt cháy nhiều calorie hơn bởi khả năng sinh nhiệt và tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể.

Ớt chuông đỏ không chứa capsaicin gây nóng trong người như các loại ớt khác. Chúng chỉ sinh nhiệt lượng thích hợp giúp tăng cường trao đổi chất chứ không làm tăng huyết áp hay nhịp tim.

Hơn nữa, chất xơ trong những loại ớt ngọt này giúp kích thích tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột. Chúng còn bảo vệ ruột khỏi các vi khuẩn có hại, chống nguy cơ ung thư ruột kết, giúp điều trị táo bón và hội chứng ruột kích thích.

Theo báo cáo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nutrients năm 2014 cho thấy, ăn nhiều loại rau quả giàu carotene như ớt ngọt sẽ trực tiếp làm giảm nguy cơ ung thư vòm họng, ung khoang miệng, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi (chỉ đối với những trường hợp không hút thuốc lá).

Bạn có thể quan tâm:

6. Ăn ớt chuông có tác dụng gì? Làm sáng và tăng độ đàn hồi cho da

Ăn ớt chuông có tác dụng gì

Với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, ớt chuông có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại các gốc tự do, là nguyên nhân gây lão hóa da. Đặc biệt, vitamin C có tác dụng thúc đẩy sự hình thành collagen, giúp làn da bạn săn chắc và luôn khỏe mạnh trước các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài.

Phytonutrients cũng giúp điều trị phát ban, vết thâm, mụn trứng cá và các bệnh nhiễm trùng da khác hiệu quả.

7. Tác dụng của ớt chuông: giúp tóc chắc khỏe

ăn ớt chuông có tác dụng gì
Ăn ớt chuông sống có tốt không? Theo chia sẻ của nhiều chị em, chế độ ăn nhiều ớt chuông có thể giúp kích thích lưu thông máu trên da đầu tốt hơn, giúp tóc mọc tự nhiên, mau dài.

Lý giải cho điều này, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng một thực đơn với hàm lượng ớt chuông phù hợp mỗi ngày sẽ giúp kích thích lưu thông máu trên da đầu tốt hơn, giúp tóc mọc tự nhiên, mau dài. Ngoài ra, mái tóc của bạn cũng được hưởng lợi, giảm tình trạng gãy rụng khi nếu chế độ ăn của bạn có ớt chuông thường xuyên. Loại quả này giúp tăng cường collagen cho tóc chắc khỏe và bảo vệ các nang tóc khỏi tác hại của di-hydrotestosterone (DHT).

Những lưu ý khi ăn ớt chuông 

Ớt chuông là một loại rau quả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và rất dễ chế biến, cũng như dễ hấp thu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm vẫn có một số người có thể bị dị ứng với loại quả này. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng những người bị dị ứng phấn hoa cũng có thể nhạy cảm với ớt chuông do phản ứng dị ứng chéo.

Phản ứng dị ứng chéo có thể xảy ra giữa một số loại thực phẩm vì chúng có thể chứa cùng chất gây dị ứng — hoặc chất gây dị ứng tương tự nhau về cấu trúc hóa học.

Với 7 tác dụng trên, hẳn bạn đã biết ăn ớt chuông có tác dụng gì hoặc ăn ớt chuông có tốt không. Ớt chuông là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời và là sự lựa chọn lý tưởng cho các chế độ ăn đặc biệt. Khá hiếm có trường hợp bị dị ứng với chúng. Tuy nhiên, một số người có thể bị dị ứng do phản ứng hóa học chéo với các loại thực phẩm khác.

Thế nên, để đảm bảo tác dụng của ớt chuông cho sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng nếu cơ thể có biểu hiện dị ứng sau khi ăn.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 28/05/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo