Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Nhiễm HIV là tình trạng nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Virus này tấn công hệ thống miễn dịch và phá hủy các tế bào bạch cầu (tế bào lympho).
Người bị nhiễm HIV gọi là dương tính với HIV (HIV+). Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm máu có thể âm tính nếu thực hiện xét nghiệm quá sớm sau khi nhiễm.
Không giống như các virus khác, virus HIV sẽ tồn tại trong cơ thể con người suốt đời. Sau nhiều tháng hoặc nhiều năm nhiễm HIV, người bệnh sẽ phát triển hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Bệnh do virus HIV gây ra gọi chung là HIV/AIDS.
Có khoảng 38 triệu người nhiễm HIV trên toàn thế giới tính đến năm 2019 (theo UNAIDS). Căn bệnh thế kỷ này không phân biệt độ tuổi, chủng tộc, giới tính hay xu hướng tính dục.
Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Ban đầu, người nhiễm HIV có thể không có triệu chứng. Sau 1-6 tuần, nhiều người có các triệu chứng HIV giai đoạn đầu giống bệnh cúm như đau nhức cơ thể, mệt mỏi, sốt, nhức đầu, buồn nôn, và phát ban. Sau đó, hầu hết trường hợp người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng nào khác trong nhiều tháng hoặc nhiều năm cho đến khi virus làm suy yếu hệ thống miễn dịch đáng kể và bước vào giai đoạn bệnh AIDS.
Khi này, người bị AIDS có thể mắc một số bệnh cơ hội cùng lúc như:
Những bệnh này có thể gây ra các triệu chứng bệnh AIDS như:
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng của nhiễm HIV/AIDS hoặc bạn nghĩ mình đã bị nhiễm HIV/AIDS.
Các con đường lây nhiễm HIV là:
Virus HIV không lây nhiễm qua các tiếp xúc thông thường như nắm tay, ôm nhau. Bệnh AIDS có thể tiến triển nặng hơn nếu người bệnh uống thuốc không đúng liều và không đi tái khám thường xuyên hay tự ý ngưng dùng thuốc vì cảm thấy khỏe hơn.
Các yếu tố gia tăng nguy cơ nhiễm HIV và mắc AIDS là:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ dựa trên tiền sử bệnh và khám triệu chứng thực thể.
Ngoài ra, một số xét nghiệm chẩn đoán HIV là:
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm để chẩn đoán biến chứng: lao, viêm gan, nhiễm Toxoplasma, bệnh lây truyền qua đường tình dục, tổn thương gan, thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Độ chính xác của kết quả xét nghiệm phụ thuộc vào khoảng thời gian từ lúc có khả năng phơi nhiễm HIV (quan hệ tình dục không bảo vệ, dùng chung kim tiêm). Nếu đã từng thực hiện các hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao, bạn nên cân nhắc xét nghiệm HIV. Nếu làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với máu hay bệnh phẩm, dịch tiết của người, bạn cũng cần thực hiện xét nghiệm HIV mỗi 3 tháng.
Để kết quả xét nghiệm xét nghiệm HIV chính xác hơn thì cần ít nhất 3 tháng giai đoạn cửa sổ để hình thành các kháng thể kháng virus HIV.
Nếu kết quả là dương tính, bạn có kháng thể HIV và có thể lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn bị bệnh AIDS.
Nếu kết quả trả về âm tính, bạn không có các kháng thể tại thời điểm xét nghiệm. Tuy nhiên:
Quá trình điều trị phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Tuy chưa có thuốc điều trị HIV đặc hiệu, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc giúp tăng cường miễn dịch và chống lại virus.
Người bệnh cần xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra mức độ dung nạp thuốc của cơ thể. Người nhiễm HIV cần phải dùng các loại thuốc này suốt đời.
Người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường nhưng cần lưu ý chế độ nghỉ ngơi và ăn uống lành mạnh, cố gắng giữ vững tinh thần và lưu ý các điểm như:
Người nhiễm HIV cũng không nên tiết lộ về tình trạng bệnh của mình với những người không cần biết vì có thể bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên, người bệnh cần tham gia các hội nhóm hỗ trợ xã hội và pháp lý có uy tín để luôn nắm các thông tin bệnh và nhận trợ giúp nếu cần.
Ngoài ra, để tránh lây nhiễm virus HIV cho người khác, bạn cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và không được tham gia hiến máu hoặc tinh trùng.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!