Tiểu máu ở nữ, cần làm gì?

Khi đi tiểu ra máu mà không phải kỳ hành kinh, chị em phụ nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bên cạnh thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hay các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác để tìm ra nguyên nhân tại sao có máu trong nước tiểu.
Các phương pháp điều trị sẽ được quyết định dựa trên nguyên nhân gây tiểu máu. Nếu phát hiện ổ nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Một số trường hợp đặc biệt sau đây có thể cần được theo dõi đặc biệt:
- Quan sát thấy máu trong nước tiểu và không có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Bệnh nhân trên 40 tuổi và tiểu ra máu liên tục, kéo dài.
- Bệnh nhân trên 50 tuổi và đi tiểu ra máu không rõ nguyên do.
- Xác định có khối u trong dạ dày của bệnh nhân.
- Tiểu máu vi thể và có protein trong nước tiểu.
Đôi khi nguyên nhân dẫn đến đi tiểu ra máu ở nữ giới không thể xác định. Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể khuyên nên kiểm tra thường xuyên, đặc biệt là nếu có yếu tố nguy cơ ung thư bàng quang, chẳng hạn như người bệnh trên 50 tuổi, hút thuốc lá, tiếp xúc với chất độc môi trường và người bệnh có tiền sử điều trị với các liệu pháp bức xạ.
Tóm lại, đi tiểu ra máu ở nữ không liên quan đến kỳ hành kinh hay chảy máu trực tràng có thể là một tình huống gây hoang mang nhưng không hẳn là một tình trạng cần phải cấp cứu. Bạn cần bĩnh tĩnh trước tình huống này và quan trọng là cần nhanh chóng đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, để được thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!