backup og meta

Những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng báo hiệu thụ thai thành công

Những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng sau khi quan hệDấu hiệu có thai sau khi quan hệ 3 ngày Lời khuyên từ bác sĩFAQs - Những câu hỏi thường gặpKết luận

Nhận biết sớm những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng sau khi quan hệ là bước quan trọng giúp phụ nữ chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ. Việc hiểu rõ cơ thể sẽ giúp chị em chuẩn bị tốt về cả thể chất lẫn tinh thần cho hành trình làm mẹ đầy thiêng liêng sắp tới.

Về cơ bản, quá trình thụ thai diễn ra khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau. 

Sau khi phụ nữ rụng trứng, trứng di chuyển vào ống dẫn  trứng, trứng dừng lại ở vị trí loa vòi và đợi tinh trùng di chuyển đến. Trong hành trình này, tinh trùng từ nam giới (phóng vào âm đạo nữ giới khi quan hệ không dùng biện pháp tránh thai) sẽ tìm cách tiếp cận trứng để thụ tinh. Chỉ có tinh trùng khỏe mạnh nhất, phá vỡ lớp ngoài của vỏ trứng sớm nhất mới có thể thụ tinh thành công.

Trứng đã thụ tinh (hợp tử) sẽ tiếp tục di chuyển xuống tử cung để làm tổ, đồng thời phân chia thành nhiều tế bào để trở thành phôi nang. Quá trình này diễn ra trong khoảng một tuần. Nếu phôi nang bám vào niêm mạc tử cung (làm tổ) thành công, cơ thể sẽ bắt đầu sản xuất hormone thai kỳ.

Vậy đâu là những dấu hiệu cho thấy trứng đã gặp tinh trùng và thụ tinh thành công? Làm sao để nhận biết phụ nữ có thể đang mang thai? Cùng tìm hiểu những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

Những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng sau khi quan hệ

Một trong những cách chính xác nhất để biết phụ nữ có thai sau khi quan hệ hay không là dùng que thử thai. Song bạn có thể dựa vào những dấu hiệu dưới đây để tiên đoán về những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng:

1. Ra máu báo thai

Một trong những dấu hiệu sớm nhất của thai kỳ là ra máu báo thai, hay còn gọi là chảy máu khi phôi làm tổ. Hiện tượng này xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung, thường sau 10-14 ngày kể từ khi thụ thai.

Máu báo thai thường rất ít, có màu hồng nhạt hoặc nâu, không kéo dài và không kèm đau bụng dữ dội. Vì thời điểm chảy máu báo thai thường trùng với kỳ kinh nên nhiều người dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng xuất hiện dấu hiệu tinh trùng gặp trứng và làm tổ trong tử cung này.

Những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng
Quá trình thụ thai diễn ra khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau.

2. Tăng tiết dịch âm đạo

Sau khi thụ thai, cơ thể phụ nữ sẽ bắt đầu thay đổi nội tiết tố, dẫn đến việc tiết nhiều dịch âm đạo hơn. Chính vì thế mà tăng tiết khí hư được xem là một trong những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng và làm tổ trong tử cung.

Dịch này thường không gây đau, ngứa hay khó chịu. Đây là cơ chế tự nhiên giúp bảo vệ âm đạo khỏi vi khuẩn. Thế nhưng, nếu dịch tiết đi kèm với dấu hiệu bất thường như ngứa, đau rát khi đi tiểu hoặc mùi hôi, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, cần đi khám để được điều trị.

3. Ngực nhạy cảm, mềm và sưng

Sự thay đổi ở ngực là một trong những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng và làm tổ thành công. Vào đầu thai kỳ, hormone thay đổi có thể khiến ngực trở nên đầy đặn hơn, nhạy cảm hơn, mềm và sưng hơn. Cảm giác này khá giống với những gì bạn trải qua trước kỳ kinh nguyệt. Thế nhưng, khi mang thai, da xung quanh núm vú trở nên sẫm màu hơn và các tĩnh mạch ở ngực trở nên rõ ràng hơn.

Một số phụ nữ còn cảm thấy ngứa ran hoặc khó chịu nhẹ ở ngực. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu này thường giảm dần sau vài tuần khi cơ thể đã thích nghi với sự thay đổi hormone.

Những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng sau khi quan hệ
Sự thay đổi ở ngực là một trong những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng và làm tổ thành công.

4. Buồn nôn, có thể kèm nôn mửa

Buồn nôn khi mang thai (ốm nghén) là một trong những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng và làm tổ phổ biến nhất, thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ tư đến tuần thứ sáu của thai kỳ, nhưng cũng có thể sớm hơn.

Nguyên nhân chính chưa được xác định rõ, nhưng sự gia tăng hormone thai kỳ được cho là yếu tố góp phần gây ốm nghén. Một số phụ nữ chỉ cảm thấy hơi buồn nôn, trong khi những người khác có thể nôn nhiều lần và mất cảm giác thèm ăn.

5. Đi tiểu nhiều hơn

Khi nhắc đến những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng, không thể không kể đến biểu hiện đi tiểu thường xuyên. Ngay từ những tuần đầu sau khi thụ thai, phụ nữ có thể nhận thấy dấu hiệu này.

Khi mang thai, sự gia tăng lưu lượng máu trong cơ thể khiến thận phải hoạt động nhiều hơn để xử lý chất lỏng dư thừa. Lượng chất lỏng này sau đó được bài tiết qua bàng quang, dẫn đến nhu cầu đi tiểu nhiều hơn. Ngoài ra, tử cung bắt đầu mở rộng và tạo áp lực lên bàng quang, làm tăng tần suất đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm.

6. Mệt mỏi

Làm sao để biết tinh trùng đã vào tử cung sau khi thụ tinh với trứng thành công? Hãy để ý xem phụ nữ có thường xuyên cảm thấy mệt mỏi trong thời gian gần đây hay không. Bởi lẽ, mệt mỏi là một trong những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng phổ biến và sớm nhất của thai kỳ.

Nguyên nhân chính chưa được biết rõ, nhưng một phần là do sự gia tăng nhanh chóng của hormone progesterone trong giai đoạn đầu thai kỳ – loại hormone cần thiết để duy trì thai kỳ và giúp em bé phát triển, nhưng cũng khiến cơ thể trở nên uể oải và làm chậm quá trình trao đổi chất.

Mẹ mệt mỏi
Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng

7. Tâm trạng thất thường

Thay đổi tâm trạng cũng là một trong những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng và làm tổ thành công. Sự biến động của hormone thai kỳ có thể ảnh hưởng đến các chất hóa học trong não, khiến phụ nữ dễ xúc động, cáu gắt hoặc thậm chí vui buồn thất thường.

Mặc dù đây là phản ứng bình thường, nhưng nếu cảm giác buồn bã hoặc lo lắng kéo dài, nữ giới nên trao đổi với bác sĩ. Trầm cảm trong thai kỳ không phải là điều hiếm gặp và có thể được điều trị nếu được phát hiện sớm.

8. Những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng: Chuột rút 

Nếu quá trình thụ thai thành công, nữ giới có thể cảm thấy đau nhẹ vùng bụng dưới hay bị chuột rút nhẹ ở tử cung vào đầu thai kỳ. Đây chính là dấu hiệu tinh trùng gặp trứng sau quan hệ và làm tổ trong tử cung.

9. Đầy hơi

Nhiều người loay hoay tìm những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng nhưng lại vô tình bỏ qua một biểu hiện đơn giản: tình trạng đầy hơi. Đây là một triệu chứng phổ biến trong những tuần đầu mang thai, nhưng cũng thường bị lầm tưởng là dấu hiệu tiền kinh nguyệt. Tình trạng này do sự thay đổi hormone trong giai đoạn đầu thai kỳ gây ra.

10. Những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng: Trễ kinh

Trễ kinh là một trong những dấu hiệu sớm và phổ biến nhất cho thấy bạn có thể đang mang thai. Nếu bạn đang trong độ tuổi sinh đẻ và chu kỳ kinh nguyệt bị chậm một tuần hoặc hơn, khả năng mang thai là rất cao. Tuy nhiên, dấu hiệu trứng đã thụ tinh sau khi quan hệ này có thể gây hiểu lầm với những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

11. Nhạy cảm với mùi

Nếu bạn đang tìm kiếm những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng, thì nhạy cảm với mùi là một trong số đó. Nhiều phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn với mùi trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Thậm chí, những mùi từng yêu thích cũng có thể trở nên khó chịu. Sự thay đổi này có thể liên quan đến sự gia tăng hormone estrogen trong cơ thể.

Những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng: Nhạy cảm với mùi

12. Thay đổi vị giác

Cùng với sự nhạy cảm với mùi, thay đổi vị giác cũng là một những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng và làm tổ trong tử cung. Phụ nữ có thể bắt đầu thèm ăn một số loại thực phẩm nhất định hoặc đột nhiên không còn hứng thú với những món yêu thích trước đó.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, nữ giới có thể thèm những vật không phải thực phẩm như đất, giấy (gọi là hội chứng pica). Tình trạng này có thể liên quan đến thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu sắt và cần được điều trị kịp thời.

13. Táo bón

Táo bón cũng có thể là một trong những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại, làm tăng nguy cơ bị táo bón. Ngoài ra, tử cung phát triển cũng có thể gây áp lực lên trực tràng, làm tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.

14. Khó thở

Tuy không phải là một trong những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng đặc hiệu, nhưng khó thở đôi khi cũng được xem là biểu hiện của việc mang thai. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, sự gia tăng hormone progesterone giúp mở rộng dung tích phổi, hỗ trợ cung cấp nhiều oxy hơn cho thai nhi và đào thải carbon dioxide của cả mẹ và bé. Lúc này, phụ nữ sẽ hít thở sâu hơn và tiếp nhận nhiều không khí hơn. Điều này có thể gây ra cảm giác khó thở nhẹ.

Tuy nhiên, nếu nữ giới đột ngột cảm thấy khó thở kèm theo các triệu chứng sau, hãy đi khám ngay:

  • Đau ngực.
  • Hồi hộp (tim đập nhanh hoặc mạnh).
  • Mệt mỏi cực độ.
  • Khó thở khi tập luyện.

15. Nghẹt mũi

Trong thai kỳ, sự gia tăng hormone và lưu lượng máu có thể khiến niêm mạc mũi sưng lên, khô hơn và dễ chảy máu hơn. Điều này có thể khiến phụ nữ bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi. Cũng vì vậy mà một số người cho rằng nghẹt mũi cũng nằm trong danh sách những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng.

Cách phân biệt những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng và làm tổ thành công với các dấu hiệu tiền kinh nguyệt
Thực tế, nhiều dấu hiệu mang thai sớm có thể bị nhầm lẫn với dấu hiệu tiền kinh nguyệt. Một số triệu chứng như căng tức ngực, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, đầy hơi hoặc chuột rút nhẹ cũng thường xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể khiến phụ nữ khó xác định liệu bản thân có đang mang thai hay không.
Tuy nhiên, có một số dấu hiệu đặc trưng hơn của thai kỳ như trễ kinh, ốm nghén, nhạy cảm với mùi, thay đổi vị giác hoặc đi tiểu nhiều hơn… Nếu phụ nữ đã trễ kinh và nhận thấy những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng nêu trên, hãy thử thai tại nhà hoặc đến gặp bác sĩ Sản – Phụ khoa.
Việc xác nhận mang thai càng sớm sẽ giúp nữ giới bắt đầu chăm sóc thai kỳ kịp thời, bao gồm bổ sung vitamin tổng hợp hàng ngày chứa axit folic và sắt để hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

[embed-health-tool-due-date]

Dấu hiệu có thai sau khi quan hệ 3 ngày

Dấu hiệu có thai sau 3 ngày quan hệ

Một số phụ nữ có thể cảm nhận các dấu hiệu mang thai sớm (như mệt mỏi, đau ngực và chuột rút nhẹ) trong vòng 5-6 ngày đầu sau khi giao hợp. Tuy nhiên, nếu sớm hơn, chẳng hạn như, sau khi quan hệ 3 ngày, thì cơ thể hầu như chưa “phát tín hiệu” mang thai rõ ràng, dẫn đến khó nhận biết những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng.

Nguyên nhân là do sau khi tinh trùng gặp trứng, phôi thai cần thời gian để di chuyển và làm tổ trong tử cung. Đồng thời, hormone thai kỳ như hCG chưa tăng đủ để tạo ra những dấu hiệu thai kỳ đặc trưng. Việc nhận biết được những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng và làm tổ chỉ sau 3 ngày quan hệ là rất hiếm.

Do đó, việc thử thai sau 3 ngày quan hệ là không cần thiết và khó cho kết quả chính xác. Mặc dù vậy, vẫn có trường hợp một số phụ nữ nhạy cảm hoặc tinh ý có thể nhận thấy các dấu hiệu mang thai sớm đã đề cập ở trên.

 Lời khuyên từ bác sĩ

Khi nào nên gặp bác sĩ để xác nhận mang thai?

Bác sĩ có thể xác nhận bạn có thai hay không bằng cách:

  • Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ hCG: Bạn có thể đến gặp bác sĩ để xét nghiệm hCG trong máu vào khoảng 10 ngày sau thụ thai.
  • Siêu âm thai: Về lý thuyết, phụ nữ có thể khám thai ngay ngày đầu bị trễ kinh nếu đã quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai trước đó. Tuy nhiên, vì chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nữ giới nên đi khám để xác nhận mang thai sau 5-7 ngày chậm kinh.

Hoặc nếu có những dấu hiệu trứng đã thụ tinh và thử thai cho kết quả dương tính, phụ nữ cũng nên đi khám để nhận được kết quả chính xác nhất.

Các xét nghiệm giúp nhận biết có thai

Đọc thêm: https://www.marrybaby.vn/mang-thai/don-con-chao-doi/tuoi-giap-tuat-sinh-con-nam-2025

Bên cạnh những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng, các phương pháp giúp phụ nữ nhận biết có thai hay không bao gồm:

  • Que thử thai: Kiểm tra nồng độ hormone thai kỳ (βhCG) trong nước tiểu.
  • Xét nghiệm máu: Cho kết quả chính xác hơn, có thể phát hiện thai kỳ chỉ sau khoảng 1 tuần kể từ khi thụ thai.

Cách chăm sóc sức khỏe nếu nghi ngờ mang thai

Nếu nhận thấy bản thân nghi ngờ có thai, hãy:

  • Đặt lịch khám: Sớm gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và nhận tư vấn phù hợp.
  • Bổ sung vitamin: Bắt đầu uống vitamin tổng hợp chứa axit folic, vitamin D, sắt… để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
  • Thảo luận với bác sĩ về thuốc đang dùng: Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.
  • Loại bỏ chất kích thích: Ngừng sử dụng rượu, thuốc lá và các chất gây hại.
  • Giảm tiêu thụ caffeine: Hạn chế lượng caffeine mỗi ngày.
  • Cải thiện dinh dưỡng: Ăn uống đầy đủ dưỡng chất để hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh.
  • Vận động nhẹ nhàng: Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc bơi hàng ngày.
  • Lên kế hoạch công việc: Sắp xếp công việc để không làm quá sức khi mang thai.

Cách chăm sóc cơ thể khi nghi ngờ có thai

FAQs – Những câu hỏi thường gặp

1. Dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng có chắc chắn mang thai không?

Không! Những dấu hiệu trứng đã thụ tinh và các triệu chứng tiền kinh nguyệt hoặc những biểu hiện của một số bệnh khác có thể khá tương đồng và bị nhầm lẫn với nhau. Do đó, để xác định chính xác có mang thai hay không, phụ nữ cần thực hiện xét nghiệm kiểm tra nồng độ hormone hCG hoặc siêu âm theo chỉ định của bác sĩ.

2. Nên thử thai vào thời điểm nào để có kết quả chính xác nhất?

Khi đã biết những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng, phụ nữ cần biết thời điểm thử thai phù hợp để có kết quả chính xác nhất.

  • Dựa vào ngày trễ kinh: Phụ nữ có thể thử thai tại nhà ngay ngày đầu bị trễ kinh.
  • Dựa vào ngày quan hệ: Nếu không biết khi nào kỳ kinh nguyệt tiếp theo sẽ đến, hãy thử thai ít nhất 21 ngày sau lần quan hệ tình dục gần nhất không sử dụng biện pháp ngừa thai.
  • Dựa vào ngày thụ thai: Để có kết quả chính xác, phụ nữ nên thử thai sau ít nhất 11–14 ngày kể từ khi thụ thai hoặc sau khi bị chậm kinh. Thử thai tại nhà sử dụng mẫu nước tiểu cần đủ nồng độ hormone hCG để cho kết quả dương tính. Nếu muốn kiểm tra sớm hơn, xét nghiệm máu tại cơ sở y tế có thể phát hiện hCG khoảng 10 ngày sau thụ thai.

Mang thai mà không nhận thấy những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng.

3. Tại sao có người không có dấu hiệu gì nhưng vẫn mang thai?

Một số phụ nữ có thể mang thai mà không nhận thấy những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng. Điều này có thể do họ không chú ý kỹ đến các triệu chứng thai kỳ, hoặc nhầm lẫn các triệu chứng mang thai với tình trạng sức khỏe khác.

Chẳng hạn như, những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều, bị căng thẳng, hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)… có thể bị trễ kinh thường xuyên. Những dấu hiệu trứng đã thụ tinh thành công như buồn nôn, mệt mỏi hoặc đau ngực cũng có thể bị nhầm lẫn với cảm cúm, căng thẳng hoặc hội chứng tiền kinh nguyệt.

Ngoài ra, cũng có thể là do hiện tượng mang thai bí ẩn (cryptic pregnancy) – phụ nữ không nhận ra bản thân đang mang thai cho đến khi chuyển dạ. Đây là tình trạng hiếm gặp, khiến việc chăm sóc trước sinh bị trì hoãn, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

4. Có cách nào để tăng khả năng thụ thai không?

Nhiều phụ nữ cũng băn khoăn về cách tăng khả năng thụ thai. Để tăng cơ hội thụ thai, hãy:

  • Quan hệ tình dục thường xuyên, đặc biệt gần thời điểm rụng trứng.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh để giảm nguy cơ rối loạn rụng trứng.
  • Bắt đầu dùng vitamin chứa axit folic vài tháng trước khi thụ thai.
  • Tránh hút thuốc và rượu, vì chúng làm giảm khả năng sinh sản.
  • Hạn chế tập luyện cường độ cao nếu người phụ nữ bị nhẹ cân.
  • Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng để đảm bảo an toàn khi cố gắng mang thai.

5. Sau khi xuất tinh bao lâu thì tinh trùng gặp trứng?

Trứng và tinh trùng có thể gặp nhau trong vòng vài phút đến 12 giờ sau khi xuất tinh.

Kết luận

Những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng như ra máu báo thai, đau bụng nhẹ, căng tức ngực, mệt mỏi, buồn nôn, hoặc thay đổi tâm trạng là những biểu hiện quan trọng cần lưu ý. Tuy nhiên, mỗi người có thể trải qua dấu hiệu thụ tinh khác nhau hoặc thậm chí không có dấu hiệu rõ rệt. Vì vậy, phụ nữ nên chủ động theo dõi cơ thể và thực hiện kiểm tra sớm để xác định tình trạng chính xác, từ đó có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Nếu bạn đang gặp những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng đã kể trên, hãy thử thai ngay hôm nay hoặc đến gặp bác sĩ để có câu trả lời chính xác nhất!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Conception: Fertilization, Process & When It Happens

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/11585-conception

Ngày truy cập: 13/03/2025

Cryptic Pregnancy: Causes, Symptoms & Risks

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/24428-cryptic-pregnancy

Ngày truy cập: 13/03/2025

Symptoms of pregnancy: What happens first – Mayo Clinic

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/symptoms-of-pregnancy/art-20043853

Ngày truy cập: 13/03/2025

How to get pregnant – Mayo Clinic

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/how-to-get-pregnant/art-20047611

Ngày truy cập: 13/03/2025

Pregnancy – signs and symptoms | Better Health Channel https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-signs-and-symptoms

Ngày truy cập: 13/03/2025

Pregnancy – tests and scans | Better Health Channel https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/servicesandsupport/pregnancy-tests-and-scans

Ngày truy cập: 13/03/2025

Signs and symptoms of pregnancy – NHS

http://www.nhs.uk/pregnancy/trying-for-a-baby/signs-and-symptoms-of-pregnancy/

Ngày truy cập: 13/03/2025

Doing a pregnancy test – NHS

https://www.nhs.uk/pregnancy/trying-for-a-baby/doing-a-pregnancy-test/

Ngày truy cập: 13/03/2025

Early signs of pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/early-signs-of-pregnancy

Ngày truy cập: 13/03/2025

5 things to do when you find out you’re pregnant | Tommy’s

https://www.tommys.org/pregnancy-information/im-pregnant/early-pregnancy/5-things-do-when-you-find-out-youre-pregnant

Ngày truy cập: 13/03/2025

Phiên bản hiện tại

14/04/2025

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Tư vấn chuyên gia: Nên dùng que thử thai vào sáng hay tối?

Nhìn que thử thai biết trai hay gái: Có đáng tin hay không?


Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên, Sản - Phụ khoa, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội · Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 14/04/2025

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo