Nồng độ estrogen bất thường có thể là nguyên nhân của hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi của estrogen có thể liên quan đến các biện pháp tránh thai đã đề cập, điều này cũng có thể là do cơ thể của bạn bắt đầu vào giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.
Dấu hiệu nhận biết ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt do mãn kinh: Khi gần đến tuổi mãn kinh, bạn có thể gặp tình trạng ra các đốm máu lấm tấm màu hồng hoặc nâu đi kèm với những biểu hiện như: bốc hỏa, chóng mặt, rụng tóc…
>> Mời bạn đọc thêm: 16 triệu chứng tiền mãn kinh mà phụ nữ cần biết
4. Dấu hiệu mang thai và các biến động trong thai kỳ
Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ, 15-25% phụ nữ mang thai có hiện tượng ra máu lốm đốm trong ba tháng mang thai đầu tiên.
Ngoài ra, hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu khác liên quan đến quá trình mang thai như:
- Máu báo thai
- Thai ngoài tử cung
- Máu dọa sẩy thai
- Sẩy thai.
>> Gợi ý cho bạn: Vừa quan hệ xong có kinh thì có thai không? Khả năng thụ thai theo từng thời kỳ
Dấu hiệu nhận biết ra máu báo thai: Lượng máu rất ít, chỉ kéo dài trong 1-2 ngày. Thông thường, máu báo thai thường có màu nâu hồng.
Dấu hiệu nhận biết ra máu do sẩy thai, hoặc thai ngoài tử cung: Lượng máu chảy nhiều, đi kèm với cơn đau vùng chậu.
4. Dấu hiệu các bệnh phụ khoa gây chảy máu âm đạo bất thường

Đôi khi, hiện tượng ra máu bất thường trước hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Một số bệnh phụ khoa có thể khiến cho phụ nữ ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt gồm có:
Bên cạnh hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt, mỗi bệnh lý cụ thể sẽ có triệu chứng đi kèm khác nhau. Một số dấu hiệu chung mà bạn nên chú ý và đến bệnh viện kiểm tra nếu gặp phải là:
- Sốt cao
- Tăng tiết dịch âm đạo
- Đau bụng và vùng chậu
- Chảy máu sau mãn kinh
- Đi tiểu thường xuyên
- Có vết loét, hoặc cục u ở vùng sinh dục
- Tiểu buốt, hoặc cảm thấy nóng rát khi đi tiểu
- Ngứa, rát, sưng, đỏ hoặc đau ở vùng âm đạo
- Dịch tiết âm đạo có mùi khó chịu, hoặc có màu khác thường.
Tìm hiểu thêm: 6 cách chữa đi tiểu buốt tại nhà cho nữ an toàn và hiệu quả
Nhận biết các triệu chứng sớm, được chẩn đoán và điều trị bệnh phụ khoa phụ nữ kịp thời sẽ tăng cơ hội chữa trị thành công. Chính vì thế, bạn nên gặp bác sĩ ngay khi gặp những dấu hiệu trên đi cùng với hiện tượng ra máu ít trước kỳ kinh nguyệt quá thường xuyên.
5. Tác dụng phụ của thuốc
Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây ra hiện tượng ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt gồm có:
- Aspirin và các chất làm loãng máu khác
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
- Thuốc hóa trị
- Thuốc điều trị bệnh tuyến giáp.
Nếu bạn gặp phải hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt khi đang sử dụng những loại thuốc này, bạn hãy đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định tình trạng này là do phản ứng của thuốc, hay là bắt nguồn từ bệnh lý khác.
Nên làm gì khi ra ít máu nhưng không phải kinh nguyệt?

Ra máu âm đạo nhưng không phải kinh nguyệt có thể xảy ra với hầu hết phụ nữ vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Tuy nhiên, việc chảy máu thường xuyên trong một tháng, hoặc hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt liên tục diễn ra suốt nhiều tháng là điều không bình thường.
Điều bạn cần làm là đến bệnh viện kiểm tra để nhận được chẩn đoán chính xác nguyên nhân khiến bạn ra máu và được điều trị kịp thời. Trong một số trường hợp đặc biệt, bạn cần đi khám ngay lập tức nếu:
- Bạn vừa mang thai, hoặc có dấu hiệu mang thai
- Bạn đã qua thời kỳ mãn kinh
- Các đốm máu chuyển từ một lượng ít sang chảy máu nặng giống như kinh nguyệt và kéo dài.
- Bạn còn cảm thấy những triệu chứng khác: đau, kiệt sức, chóng mặt….
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
- Bạn thường có kinh nguyệt đều đặn, thế nhưng gần đây kinh nguyệt của bạn thay đổi bất thường.
- Bạn thường xuyên có hiện tượng ra ít máu trước 7-14 ngày trước kỳ kinh nguyệt sắp đến.
- Bạn nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng vùng chậu.
Chủ đề liên quan
Cách khắc phục hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt
Đối với hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt do rối loạn nội tiết tố, lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống luyện tập khoa học có thể giúp bạn phòng ngừa và khắc phục. Bạn có thể thử những cách sau:
- Thường xuyên tập thể dục thể thao
- Ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Ăn uống đủ chất và ưu tiên những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng
- Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo xấu và thức ăn chế biến sẵn
- Chăm sóc vùng kín đúng cách: vệ sinh hằng ngày, giữ cho âm hộ luôn khô ráo, không nhịn tiểu,…
- Thay băng vệ sinh trong 3- 4h/ngày trong những ngày hành kinh.
Không có câu trả lời chính xác cho thắc mắc: “Ra máu ít trước kỳ kinh nhưng không phải kinh nguyệt có nguy hiểm không?” Thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Nếu tình trạng ra máu bắt nguồn từ bệnh lý, bạn cần được điều trị y tế kịp thời. Trong khi nguyên nhân do việc rối loạn nội tiết sẽ ít nguy hiểm hơn và có thể tự hết nếu bạn thực hiện thói quen sống lành mạnh.
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể tham gia Cộng đồng Sức khỏe phụ nữ của chúng tôi để thoải mái tâm sự và nhận lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia và bác sĩ từ Hello Bacsi!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!