backup og meta

Bị trễ kinh uống gì cho máu ra? 13 gợi ý giúp điều hòa kinh nguyệt tại nhà

Bị trễ kinh uống gì cho máu ra? 13 gợi ý giúp điều hòa kinh nguyệt tại nhà

Trễ kinh là một trong những vấn đề khá phổ biến ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân. Việc bị trễ kinh khiến nhiều chị em lo lắng. Vậy bị trễ kinh uống gì cho máu ra hay tới tháng nên uống gì nếu chưa thấy có kinh? 

Cùng Hello Bacsi tìm hiểu bị trễ kinh uống gì cho máu ra qua bài viết sau bạn nhé!

Thế nào là trễ kinh?

Trước khi đi tìm lời đáp cho thắc mắc bị “trễ kinh uống gì cho máu ra hay tới tháng nên uống gì nếu chưa thấy có kinh?”, hãy cùng tìm hiểu trễ kinh là như thế nào.

Trễ kinh hay chậm kinh là tình trạng khi đến kỳ hành kinh (như dự tính) nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt diễn ra 28 ngày hoặc cũng có thể vào khoảng từ 26 đến 32 ngày. Nếu quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh của kỳ kinh trước liền kề mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì được gọi là trễ kinh. 

Nguyên nhân gây trễ kinh

Trễ kinh thường là một trong những dấu hiệu cho biết bạn đã mang thai, nhưng cũng có thể do những nguyên nhân khác. Bên cạnh đó, độ dài của chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi theo tình trạng sức khỏe hoặc lối sống của bạn, bao gồm:

  • Thay đổi chế độ ăn và chế độ tập luyện
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Căng thẳng quá mức, mệt mỏi
  • Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Tiền mãn kinh
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc kháng sinh hoặc thuốc tránh thai…

Việc tìm hiểu và xác định đúng nguyên nhân gây trễ kinh sẽ giúp bạn tìm cách khắc phục, điều hòa kinh nguyệt. Trong chế độ ăn uống, phụ nữ bị trễ kinh uống gì cho máu ra?

Giải đáp thắc mắc: Phụ nữ bị trễ kinh uống gì cho máu ra?

Thay đổi chế độ ăn uống là việc đầu tiên bạn nên thử khi trễ kinh nhưng không phải là do có thai. Việc bổ sung một số loại thực phẩm quen thuộc vào chế độ ăn có thể sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt mà không cần sử dụng đến thuốc. Dưới đây là 13 gợi ý mà bạn có thể áp dụng khi tìm hiểu bị trễ kinh uống gì cho máu ra hay kinh nguyệt không ra được uống gì?

1. Ngò tây (mùi tây)

bị trễ kinh uống gì cho máu ra
Bị trễ kinh uống gì cho máu ra? Ngò tây

Trong ngò tây chứa chất apiol và myristicin có khả năng kích thích sự co bóp tử cung. Ngoài việc ăn kèm ngò tây tươi với các món ăn khác, bạn có thể sử dụng ngò tây khô (khoảng 6 gram) pha với 150 ml nước làm trà uống để điều hòa kinh nguyệt.

2. Đu đủ

Đu đủ có tác dụng kích thích các cơn co thắt trong tử cung, giúp điều hòa kinh nguyệt và tăng nồng độ hormone estrogen trong cơ thể. Bạn có thể uống một cốc sinh tố đu đủ (khoảng 200ml) hoặc ăn một bát đu đủ chín vào khoảng giữa chu kỳ để phát huy tác dụng.

3. Kinh nguyệt không ra được uống gì? Gừng

bị trễ kinh uống gì cho máu ra

Bị trễ kinh nên uống gì cho máu ra? Gợi ý là bạn có thể dùng gừng.

Gừng có lợi cho nhiều vấn đề sức khỏe và triệu chứng khác nhau, bao gồm cả kinh nguyệt không đều. Thói quen tiêu thụ gừng sống thường xuyên có thể giúp điều hòa kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Nguyên do là bởi gừng có chứa chất kháng viêm giúp giảm viêm trong cơ thể. Nó cũng giúp co bóp cơ tử cung và giúp cân bằng nội tiết tốtừ đó điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Uống một ly trà gừng nóng với một chút nước cốt chanh cùng một chút mật ong khi bụng đói vào buổi sáng hoặc buổi tối sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

4. Đường thốt nốt

Một cách khắc phục chậm kinh mà một số chị em phụ nữ truyền tai nhau là dùng đường thốt nốt.

Theo các chuyên gia, đường thốt nốt có vị ngọt và có nhiều dược tính. Tiêu thụ đường thốt nốt thường xuyên có thể giúp điều chỉnh kinh nguyệt không đều. Nó cũng giúp giảm co thắt tử cung.

5. Bị trễ kinh uống gì cho máu ra? Hãy dùng nước ép cần tây

Uống nước ép cần tây là một trong những cách điều hòa kinh nguyệt an toàn, tự nhiên. Việc uống nước ép cần tây tươi sẽ giúp kích thích lưu lượng máu đến vùng chậu và tử cung, giúp bạn nhanh chóng có kinh nguyệt. 

6. Thực phẩm giàu vitamin C

bị trễ kinh uống gì cho máu ra
Cách để ra kinh nguyệt khi bị trễ? Bổ sung vitamin C

Phụ nữ bị trễ kinh nên uống gì hay cách để ra kinh nhanh nhất khi bị trễ kinh là làm gì? Câu trả lời chính là nước ép từ các loại thực phẩm giàu vitamin C. Việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng trễ kinh bằng cách tăng nồng độ estrogen trong cơ thể. 

Khi nồng độ hormone này tăng lên, tử cung sẽ co bóp dễ dàng, từ đó giúp đẩy máu kinh ra ngoài. Các loại thực phẩm giàu vitamin C như: trái cây họ cam quýt, kiwi và các loại rau quả như: cà chua, bông cải xanh và ớt chuông nên được bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày nếu bạn đang tìm hiểu bị trễ kinh uống gì cho máu ra.

7. Nghệ

Nghệ chứa các chất có khả năng kháng khuẩn, làm lành vết thương, tái tạo các tế bào và điều hòa kinh nguyệt. Việc sử dụng nghệ hàng ngày có thể giúp lưu thông khí huyết trong tử cung và điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt ở những phụ nữ bị trễ kinh. Bạn có thể pha bột nghệ với nước ấm hoặc sữa để uống hàng ngày nhằm điều hòa kinh nguyệt. 

8. Kinh nguyệt không ra được uống gì? Hãy dùng nước ép nha đam 

Nước ép nha đam (lô hội) là một phương thuốc tuyệt vời để điều hòa kinh nguyệt và giảm cân, đồng thời giúp tăng cường sự trao đổi chất và giữ cho đường ruột khỏe mạnh. Việc dùng nha đam giúp điều chỉnh sự mất cân bằng nội tiết tố và hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều.

Lưu ý là các chị em không nên dùng nha đam trong thời gian kinh nguyệt vì có thể làm tăng các cơn co bóp tử cung.

9. Giấm táo 

kinh nguyệt không ra được uống gì

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc đến tháng nên uống gì cho ra máu kinh? Gợi ý là bạn có thể tiêu thụ giấm táo. Loại giấm này có thể giúp chị em phụ nữ điều hòa kinh nguyệt và hormone ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Bạn cũng có thể giảm cân và giảm lượng đường trong máu cũng như mức insulin nhờ dùng giấm táo.

10. Dứa

Trong quả dứa chứa một loại enzyme có ảnh hưởng đến estrogen và giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, bạn có thể ăn dứa hoặc dùng nước ép dữa mỗi ngày để cải thiện tình trạng trễ kinh.

11. Nước ép củ dền 

kinh nguyệt không ra được uống gì

Bị trễ kinh uống thuốc gì cho máu ra? Theo kinh nghiệm của nhiều người, việc dùng nước ép củ dền có thể giúp giải quyết các vấn đề về kinh nguyệt không đều và các triệu chứng của tình trạng này. Củ dền chứa một lượng lớn axit folic và sắt giúp tăng nồng độ hemoglobin trong máu và cũng hoạt động như một loại thuốc điều kinh tự nhiên.

12. Uống đủ nước lọc

Khi đến tháng nên uống gì nếu kinh nguyệt không xuất hiện hay tới tháng nhưng không có kinh cần uống gì? Lời khuyên là bạn nên uống đủ nước.

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, tình trạng thiếu nước có thể ảnh hưởng đến sự tích trữ nước của cơ thể và gián tiếp ảnh hưởng đến lưu lượng máu. Do đó, bạn nên uống đủ nước lọc, ít nhất khoảng 2 lít nước mỗi ngày, uống nước ấm hay nước lạnh đều được.

F

13. Trà thảo mộc

Nếu bạn còn thắc mắc bị trễ kinh uống gì cho máu ra, thì bạn có thể cân nhắc dùng các loại trà thảo mộc. Một số loại trà thảo mộc như bạc hà hay hoa cúc sẽ giúp làm ấm bụng, không chỉ cải thiện chứng đau bụng kinh mà còn điều trị tình trạng trễ kinh nguyệt.

Khi bị trễ kinh uống thuốc gì cho máu ra?

Trường hợp bạn không muốn uống các thực phẩm trên, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để khám sức khoẻ và kê đơn thuốc để đảm bảo an toàn sức khỏe của bạn.

Bị trễ kinh nhưng không có thai: Cần làm gì? 

bị trễ kinh uống gì cho máu ra
Giải đáp làm sao để ra kinh khi bị trễ

Tới tháng nhưng không ra máu và không có thai phải làm sao? Trường hợp xác định được nguyên nhân trễ kinh chắc chắn không phải do mang thai, bạn có thể áp dụng cách khắc phục chậm kinh như:

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không kiêng khem quá mức
  • Tập thể dục điều độ, không tăng giảm cường độ tập một cách đột ngột
  • Giải tỏa stress, cân bằng lại cuộc sống
  • Ngủ trước 11 giờ đêm và đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7 – 8 giờ mỗi đêm 
  • Tăng cường các thực phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt.

Nếu đã điều chỉnh và áp dụng các giải pháp trên nhưng vẫn không cải thiện tình trạng, rất có thể hiện tượng trễ kinh của bạn đến từ nguyên nhân bệnh lý. Bạn cần gặp bác sĩ thăm khám nếu:

  • Trễ kinh trong 3 chu kỳ liên tiếp
  • Trễ kinh trong thời gian dài từ nửa tháng đến vài tháng
  • Xuất hiện kinh nguyệt có màu nâu đậm, mùi hôi
  • Kinh nguyệt thay đổi đột ngột, thất thường.

Rối loạn kinh nguyệt không nên ăn gì?

Để điều hòa kinh nguyệt và cải thiện tình trạng trễ kinh, bạn cần hạn chế các loại thực phẩm có liên quan đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, bao gồm:

  • Đồ ăn quá mặn
  • Đồ ngọt nhiều đường
  • Caffeine, rượu, bia
  • Thức ăn cay nóng
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức để giải đáp cho thắc mắc bị trễ kinh uống gì cho máu ra. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ đến người thân, bạn bè của mình nhé!

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Why is my period late? https://health.clevelandclinic.org/why-is-my-period-late/ Ngày truy cập: 10/12/2022

Irregular Periods https://kidshealth.org/en/teens/irregular-periods.html  Ngày truy cập: 10/12/2022

Wait, Where’s My Period? Here’s Why You Missed Your Period (and Not Because You’re Pregnant)

https://www.chestercountyhospital.org/news/health-eliving-blog/2019/april/missing-period Ngày truy cập: 10/12/2022

Your menstrual cycle https://www.womenshealth.gov/menstrual-cycle/your-menstrual-cycle Ngày truy cập: 10/12/2022

Menstrual cycle https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/menstrual-cycle Ngày truy cập: 10/12/2022

10 Effective Home Remedies For Irregular Periods https://pharmeasy.in/blog/10-effective-home-remedies-for-irregular-periods/ Ngày truy cập 22/3/2024

How to Get Regular Periods Naturally: 8 Home Remedies for Irregular Periods https://www.healthline.com/health/womens-health/irregular-periods-home-remedies Ngày truy cập 22/3/2024

 

Phiên bản hiện tại

25/11/2024

Tác giả: Thu Hiền

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Cập nhật bởi: Dang Tran


Bài viết liên quan

Bạn nên ăn gì và uống nước gì để kinh nguyệt ra nhiều?

Trễ kinh 1 tháng có nguy hiểm? 8 nguyên nhân không thể "ngó lơ"


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Thu Hiền · Ngày cập nhật: 3 tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo