4. Gạo
Nếu băn khoăn không biết ăn gì để bổ sung axit folic thì yên tâm vì dưỡng chất này có mặt trong từng bát cơm chúng ta dùng mỗi ngày. Hơn nữa, nước ta là một trong những vựa lúa lớn nhất nhì thế giới nên gạo là thực phẩm không khó để tìm mua phải không?
5. Các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu nành
Nếu muốn bảo toàn vitamin và khoáng chất, bạn có thể trực tiếp nuốt những hạt đậu trên uống kèm với nước, hoặc chế biến các loại đậu thành những món ăn ngon miệng hơn như chè đậu đỏ, chè đậu xanh, chè đậu đen hoặc hầm đậu xanh với củ sen.
Riêng với, đậu Hà Lan là một trong những nguồn thực vật tốt nhất cung cấp folate. Chuyên gia cho biết một ly đậu Hà Lan cung cấp 94,0 mcg folate. Bảng thông tin về folate của Đại học bang Ohio chỉ ra rằng 1/2 cốc đậu lăng thậm chí còn cung cấp folate nhiều hơn (180 mcg hay 45% tiêu chuẩn hàng ngày của bạn).
6. Axit folic có nhiều trong thực phẩm nào? Mẹ đừng bỏ qua Ngũ cốc ăn sáng

Ngũ cốc rất giàu các dưỡng chất như sắt, selen, magiê, axit folic cùng các vitamin nhóm B (B1, B2…) nên cực kỳ cần thiết cho thai phụ.
7. Thận, men bia và các chiết xuất từ thịt bò
Thận, men bia và các chiết xuất từ thịt bò là những thực phẩm có nhiều axit folic mà mẹ không nên bỏ qua trong suốt quá trình mang thai. Để đảm bảo đủ lượng axit folic cần thiết, bạn nên sử dụng khoảng 2–3 khẩu phần của những nguồn trên mỗi ngày.
Giống nhiều loại vitamin khác, axit folic rất dễ tan trong nước và dễ bị phân hủy khi nấu ăn. Do đó khi chế biến thực phẩm, mẹ bầu nên hấp, xào hoặc sử dụng lò vi sóng, không nên nấu sôi để bảo toàn được nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể.
Ngoài ra, axit folic cũng có thể được tìm thấy trong các thực phẩm như trái cây tươi, các loại hạt, phô mai, sữa chua, sữa, khoai tây, bánh mì, gạo lứt, yến mạch, trứng, cá hồi và thịt bò.
Nguồn thực phẩm chức năng
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!