backup og meta
Chuyên mục

7

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Nổi đốm đỏ trên da không ngứa là bệnh gì? Những nguyên nhân không thể bỏ qua

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ Vũ Thái Hà · Da liễu · Phòng khám da liễu - PTTM Bác sĩ Thái Hà


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 23/08/2023

Bạn đang cần các sản phẩm này? Hãy đặt mua thông qua đường dẫn trên trang nhé! Hoàn toàn không thêm phụ phí và bạn cũng giúp chúng tôi có một khoản hoa hồng nhỏ. Tìm hiểu ngay về hệ thống liên kết của chúng tôi tại đây!

    Nổi đốm đỏ trên da không ngứa là bệnh gì? Những nguyên nhân không thể bỏ qua

    Hầu hết các đốm đỏ nổi trên da thường gây ngứa, nhưng trong một vài trường hợp nó lại không gây ngứa. Vậy nổi đốm đỏ trên da không ngứa là dấu hiệu bệnh gì?

    Mời bạn tìm lời giải đáp với HelloBacsi qua bài viết sau đây.

    Da nổi đốm đỏ không ngứa là bệnh gì? Các rối loạn về da  

    Da nổi đốm đỏ không ngứa

    Người lớn bị nổi đốm đỏ trên da không ngứa do các rối loạn da

    • Cháy nắng: Đây là tình trạng phát ban da đỏ, đôi khi sưng và đau do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Cảm giác bỏng rát là chính, nhưng khi nặng có mụn nước có thể có ngứa.
    • Mụn trứng cá: các mụn viêm đỏ , có thể có đầu mủ trắng, nhưng không ngứa.
    • Nhọt: Đây là tình trạng nhiễm trùng ở nang lông do vi khuẩn gây ra. Nhọt trông giống như vết sưng đỏ, nổi lên trên da. Nó có thể đau nhưng không ngứa và ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.
    • Bệnh Lyme: Đây là một bệnh truyền nhiễm lây truyền sang người qua vết cắn của bọ ve bị nhiễm bệnh. Khoảng 80% người mắc bệnh này có triệu chứng đầu tiên là phát ban đỏ trên da. Ngoài ra, người bệnh cũng có những biểu hiện khác như sốt, nhức đầu và mệt mỏi.
    • U mềm lây: Đây là bệnh nhiễm trùng do virus molluscum contagiosum – MCV gây ra, thường gặp nhiều nhất là loại MCV-1 và MCV-2. Virus gây u mềm lan rộng từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da đang bị nhiễm.
    • Hồng ban nút: Đây là tình trạng da nổi mụn đỏ đột ngột, đặc biệt là ở cẳng chân, gây đau khi chạm vào.
    • Rosacea (tình trạng ửng đỏ da): Người mắc bệnh này sẽ có làn da bị nổi mẩn đỏ, phổ biến nhất là trên má, mũi, cằm và trán Những vết mẩn đỏ này có thể gây ngứa hoặc không.
    • Vảy phấn hồng: Đây là một bệnh da cấp tính thường gặp ở người trẻ tuổi, có thể tự khỏi. Các nốt phát ban thường đỏ, có vảy nhưng thường không gây ngứa.

    Da nổi đốm đỏ không ngứa ở trẻ em do các rối loạn da

  • Phát ban do virus thường hay gặp hơn ở trẻ nhỏ, thường có sốt cao trước đó, sau đó là phát ban đỏ.
  • Ban đỏ nhiễm trùng hay còn gọi là bệnh thứ năm: Đây là một bệnh nhiễm virus xảy ra phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ độ tuổi đi học. Ban đỏ nhiễm trùng xuất hiện dưới dạng các hồng ban sẩn cứng thành đám trên má (vết tát má), sau đó lan xuống cổ, cánh tay, thân và tứ chi.
  • Ban đỏ do bệnh tinh hồng nhiệt: Thường xuất hiện ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Bệnh có thể gây sốt cao và đau họng.
  • Các nguyên nhân ít phổ biến hơn

    • Ban xuất huyết Henoch-Schonlein (HSP): Đây là tình trạng viêm mạch ở da, hệ tiêu hóa, thận và khớp. Máu rò rỉ qua các mạch máu nhỏ vào da được gọi là ban xuất huyết, có thể có màu đỏ hoặc tím. Ban xuất huyết được xuất hiện ở chân.
    • Viêm nút quanh động mạch (PAN): Đây là một loại viêm mạch máu ảnh hưởng đến da, thận và tim với đặc điểm là sốt, mệt mỏi, đau cơ và khớp. Da có thể có nổi mẩn ngứa, sưng tấy, loét, nổi hạch dưới da.
    • Hồng ban đa dạng: Đây là phát ban ảnh hưởng đến da và niêm mạc bên trong miệng do tiếp xúc với thuốc hoặc nhiễm trùng. Bệnh được đặc trưng bởi phát ban đỏ, sẩn phù và bọng nước.
    • Các bệnh nhiễm virus khác: Bao gồm adenovirus, sởi và rubella.
    • Erythema marginatum: Đây là một dạng phát ban hiếm gặp với đặc trưng vết phát ban hình tròn, phần tâm màu hồng nhạt và phần rìa ngoài đỏ hơi gồ lên.
    • Sốt phát ban Rocky Mountain: Đây là chứng phát ban do nhiễm vi khuẩn lây lan qua bọ ve. Phát ban xuất hiện đầu tiên ở cổ tay và mắt cá chân, sau đó người bệnh sẽ có biểu hiện sốt và đau đầu.
    • U hạt vòng: Bệnh đặc trưng bởi các nốt tròn màu đỏ, nhỏ, sần xếp thành chuỗi hình tròn hoặc hình vòng cung, phân bố trên mặt sau của cẳng tay hoặc bàn chân.
    • Mụn rộp trên da (Herpes da): Đây là các mụn nước chứa đầy chất lỏng được bao quanh bởi phát ban đỏ, nổi rõ hơn khi mụn nước vỡ ra. Những mụn nước này thường xuất hiện ở vùng bán niêm mạc như vùng môi, vùng sinh dục.

    Bị nổi đốm đỏ trên da không ngứa do các tình trạng nhiễm trùng

    da nổi đốm đỏ không ngứa

    Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa như:

    • Nhiễm nấm: Hắc lào là một bệnh nhiễm nấm da với biểu hiện các ban hình tròn phần rìa ngoài đỏ. Điều trị bệnh bao gồm thuốc mỡ và thuốc chống nấm.
    • Bệnh zona thần kinh hay còn gọi giời leo: Đây là một chứng phát ban gây đau có thể xuất hiện với các vết phồng rộp hình thành ở một bên mặt hoặc cơ thể. Vì đây là phát ban do virus nên các bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng thuốc uống chống virus.

    Da nổi đốm đỏ không ngứa do dị ứng (tất cả tình trạng dị ứng đều ngứa vì cơ chế nên không bao giờ là không ngứa cả) phần này nên bỏ

    Các tình trạng dị ứng phổ biến có thể gây ra các đốm đỏ trên da như:

    newsletter banner
    • Viêm da tiếp xúc: Dị ứng với nhựa mủ, côn trùng (muỗi, ve) cắn và tã lót (hăm tã ở trẻ em) là những yếu tố chính gây viêm da tiếp xúc. Điều trị thường liên quan đến việc sử dụng thuốc uống kháng histamine và kem bôi tại chỗ để giảm ngứa, chẳng hạn như kem dưỡng da có chứa calamine hoặc kem dưỡng ẩm có steroid (hydrocortisone).
    • Dị ứng thực phẩm: Dị ứng thực phẩm có thể gây ra các phát ban đỏ. Những loại thực phẩm phổ biến dễ gây dị ứng như cá, hải sản có vỏ, đậu phộng và các loại hạt, quả óc chó. Thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ em như trứng, sữa, đậu phộng, đậu nành và lúa mì.
    • Phát ban do thuốc: Dị ứng thuốc cũng có thể gây ra các đốm đỏ trên da không ngứa. Nếu bạn đang dùng một loại thuốc nào đó và thấy có phát ban, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều chỉnh thuốc mới phù hợp hơn.
    • Viêm da dị ứng: Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Viêm da dị ứng thể biến mất theo thời gian hoặc tồn tại vĩnh viễn với các đợt bùng phát trong suốt cuộc đời của một người. Điều trị viêm da dị ứng nhằm mục đích kiểm soát các cơn bùng phát và giữ ẩm cho da.

    Sữa Chống Nắng Dưỡng Da Trắng Mịn, bảo vệ khỏi cháy nắng

    Kem chống nắng dạng sữa dưỡng da bảo vệ hoàn hảo

    Sữa Chống Nắng Bảo Vệ Da Tối Ưu Khỏi Tia UVA

    Các tình trạng sức khỏe khác

    Một số tình trạng phổ biến khác cũng có thể khiến bạn bi nổi đốm đỏ trên da không ngứa như:

    • Phát ban do nhiệt: Đây là tình trạng xuất hiện những đốm đỏ do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt. Để điều trị dạng phát ban này, bạn cần thoa kem dưỡng da nhẹ nhàng, chẳng hạn như kem dưỡng da chứa calamine hoặc lô hội. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài và mặc áo có tay dài.
    • Mụn trứng cá đỏ: Đây là tình trạng da mãn tính trong đó các đốm đỏ thường xuất hiện nhất ở má và quanh mũi. Bệnh có các đợt bùng phát được kích hoạt bởi nhiều yếu tố.
    • Bệnh vẩy nến: Bệnh xuất hiện dưới dạng phát ban màu trắng hoặc đỏ, có vảy, ngứa, phổ biến nhất ở khớp gối, khuỷu tay, ngón tay và ngón chân. Các phương pháp điều trị vảy nến bao gồm bôi kem và thuốc, liệu pháp ánh sáng và thuốc tiêm.
    • Xuất huyết: Đây là những đốm đỏ xuất hiện do vỡ các mạch máu nhỏ (mao mạch) dưới da. Nguyên nhân có thể là:
    • Nhiễm Rickettsia (sốt đốm núi đá)
    • Nhiễm trùng huyết
    • Viêm họng
    • Bệnh bạch cầu
    • Thiếu vitamin C
    • Thiếu vitamin K

    Nếu các đốm đỏ trên da không ngứa gây khó chịu nghiêm trọng và có liên quan đến sốt hoặc các dấu hiệu bất thường, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời nhé.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin và đặt khám ngay tại: Phòng khám Da liễu Thái Hà – Đặt lịch hẹn trực tuyến – HelloBacsi

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Tiến sĩ - Bác sĩ Vũ Thái Hà

    Da liễu · Phòng khám da liễu - PTTM Bác sĩ Thái Hà


    Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 23/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo