>>> Bạn có thể xem thêm: 6 dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ bố mẹ đừng làm ngơ
Cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ tại nhà

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị chân tay miệng phải làm sao? Đối với bệnh chân tay miệng ở trẻ em, không có phương pháp đặc trị nào. Cách điều trị bệnh tại nhà hữu hiệu nhất là chăm sóc cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị tay chân miệng thật tốt. Theo đó, hãy hạ sốt và cho bé uống nước thường xuyên để phòng ngừa tình trạng mất nước có thể xảy ra. Thỉnh thoảng, bạn nên cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị chân tay miệng súc miệng bằng các loại nước súc miệng dành riêng cho người bị tay chân miệng.
Đây là hỗn hợp của một số loại thuốc uống dưới dạng lỏng, bao gồm thuốc gây tê tại chỗ và diphenhydramine (Benadryl®). Các loại thuốc này sẽ phát huy tác dụng đối với các vết loét ở miệng nhằm giúp giảm đau, giảm phản ứng viêm và giúp trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị tay chân miệng có thể uống nước được.
Nếu bệnh tay chân miệng ở trẻ em khiến bé bị sốt, bố mẹ vẫn có thể dùng các loại thuốc hạ sốt thích hợp cho trẻ. Một số cách mà bạn có thể làm nhằm giảm triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại nhà là:
- Cho bé ăn thức ăn lỏng, uống nhiều nước hoặc sữa đã được làm mát hoặc làm lạnh. Việc này giúp trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị tay chân miệng tránh bị đau họng khi nuốt và tránh mất nước. Nước lạnh hoặc sữa là sự lựa chọn lý tưởng cho trẻ mắc bệnh này. Nếu bé khó nuốt, bạn hãy chia nhỏ khẩu phần của bé ra và cho bé ăn từng chút một. Ngoài ra, những thực phẩm lạnh như kem hoặc thạch cũng rất có ích cho trẻ bị bệnh này.
- Tránh cho trẻ ăn thức ăn mặn, cay hoặc chua nếu miệng bé bị tổn thương. Những loại thực phẩm dạng này có thể khiến các vết loét của trẻ thêm trầm trọng hơn.
- Tắm rửa, vệ sinh thân thể cho trẻ một cách nhẹ nhàng bằng nước sạch mỗi ngày để tránh tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng. Đồng thời nên cho trẻ súc miệng nước muối pha loãng nếu được.
- Trẻ và người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên và đúng cách.
- Bạn có thể bôi thuốc Xanh methylen lên các vết loét cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị tay chân miệng giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
- Bạn có thể cho trẻ dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt hoặc đau. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách thức dùng thuốc cho trẻ.
- Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Aspirin có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ em, một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.
Trong tuần đầu tiên kể từ khi xuất hiện các biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em thì bé sẽ rất dễ lây cho người khác. Tuy nhiên, virus gây bệnh vẫn có thể lây truyền trong vài tuần sau đó. Bạn hoàn toàn có nguy cơ lây bệnh tay chân miệng từ con.
Làm thế nào để chẩn đoán chính xác trẻ mắc bệnh tay chân miệng?
Thông thường chưa có xét nghiệm nào có thể chỉ ra kết quả rõ ràng về bệnh tay chân miệng ở trẻ. Do đó, việc chẩn đoán bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ em được thực hiện dựa trên các triệu chứng điển hình và dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bác sĩ tiến hành khám. Trên thực tế, các xét nghiệm chẩn đoán trong phòng thí nghiệm thường cần khoảng 2 − 3 tuần mới có kết quả. Trong khoảng thời gian này, các triệu chứng của bệnh đã tự biến mất nên bác sĩ không cho bệnh nhi làm xét nghiệm.
Khi nào trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần phải đi khám?

Nếu trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng mất nước nào như da khô, môi khô, giảm cân, suy nhược hoặc tiểu rất ít hoặc không tiểu tiện trong suốt 6 giờ, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để có biện pháp bù nước thích hợp. Ngoài ra, bạn cần đưa trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị chân tay miệng đến bệnh viện ngay nếu:
- Nếu con của bạn dưới ba tháng tuổi và nhiệt độ đo ở hậu môn là 38°C hoặc cao hơn. Bệnh tay chân miệng ở trẻ nếu gây sốt cao thì cần được theo dõi cẩn thận.
- Nếu con của bạn 3 tháng tuổi và nhiệt độ đo được là 38,5°C hoặc cao hơn.
- Nếu con bạn 6 tháng tuổi và nhiệt độ đo được lên đến 39,5°C.
Trẻ nhỏ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần không?
Câu trả lời là có. Con bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh lây nhiễm này dù bé chưa từng bị bệnh này. Cũng như bệnh cảm lạnh và cúm, khi mắc bệnh, cơ thể trẻ sẽ sản sinh kháng thể chống lại căn bệnh này. Nhưng bệnh truyền nhiễm này là do nhiều virus khác nhau gây ra nên bé hoàn toàn có thể bị bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ em nhiều lần.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!