backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Bị nổi mề đay liên tục, kéo dài phải làm sao?

Tham vấn y khoa: Phòng khám Da liễu Thái Hà · Da liễu · Phòng khám da liễu - PTTM Bác sĩ Thái Hà


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 12/09/2023

Bị nổi mề đay liên tục, kéo dài phải làm sao?

Bị nổi mề đay liên tục không dứt có thể là biểu hiện của bệnh mề đay mãn tính hoặc các yếu tố khác gây ra. Bạn cần lưu ý triệu chứng và có những biện pháp điều trị hiệu quả để giảm các triệu chứng nổi mẩn đỏ từng mảng, ngứa,… Vâỵ bị nổi mề đay liên tục là bệnh gì?

Cùng tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị tình trạng bị nổi mề đay liên tục qua bài viết dưới đây!

Bị nổi mề đay liên tục là bệnh gì?

Bị nổi mề đay liên tục là tình trạng da ngứa, nổi sẩn phù màu đỏ xuất hiện trên da ít nhất hai lần mỗi tuần. Những nốt sần đỏ ngứa này còn được gọi là mề đay, chúng có thể kéo dài hơn sáu tuần nếu là mề đay mạn tính.

Tình trạng bị nổi mề đay liên tục có thể là:

  • Mề đay vô căn: Triệu chứng xuất hiện đột ngột mà không rõ nguyên nhân.
  • Mề đay mãn tính hoặc cấp tính có nguyên nhân như nhiễm trùng, dị nguyên thức ăn, tác động vật lý (nhiệt, áp lực…) tác động tâm lý.

Mề đay cấp tính thông thường có thể bắt đầu biến mất trong vòng 24 giờ, có thể kéo dài hơn nhưng không quá sáu tuần. Mề đay mãn tính xuất hiện triệu chứng ít nhất hai lần mỗi tuần trong hơn sáu tuần, thậm chí kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm.

Tình trạng bị nổi mề đay liên tục, kéo dài này thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính, phổ biến hơn ở phụ nữ từ 30 đến 50 tuổi.

bị nổi mề đay liên tục là bệnh gì
Chẩn đoán bị nổi mề đay liên tục là bệnh gì? Có thể do mề đay vô căn, mãn tính hoặc cấp tính

>>> Đọc thêm: Nổi mề đay: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tại sao bị nổi mề đay liên tục, mề đay kéo dài?

Đối với hầu hết trường hợp bị nổi mề đay liên tục mãn tính, hiện tại chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân cụ thể. Tuy vậy, một số yếu tố gây bệnh như:

  • Dị ứng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khi bạn dị ứng với đồ ăn hoặc các chất khác.
  • Mặc quần áo bó sát: Áp lực lên da khi mặc quần áo chật cũng có thể gây ra tình trạng này.
  • Căng thẳng: Một số nghiên cứu cho rằng căng thẳng hoặc mệt mỏi có thể gây mề đay, thậm chí làm tình trạng nghiêm trọng hơn.
  • Bệnh lý: Bệnh tự miễn dịch như: celiac, viêm da cơ địa, tiểu đường, lupus, viêm đa cơ, viêm khớp dạng thấp, bệnh tuyến giáp, bạch biến,…
  • Thay đổi nhiệt đột ngột: Một số người phát triển mề đay khi cơ thể thay đổi nhiệt độ nhanh chóng do nóng, lạnh hoặc hoạt động thể chất khiến người bệnh bị dị ứng nổi mề đay liên tục.
  • Nhiễm trùng như nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn tính.

>>> Đọc thêm: Những điều bạn cần biết về mề đay cholinergic

Triệu chứng bị nổi mề đay liên tục

Mề đay có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, các nốt sần phù đỏ ngứa có hình dạng và kích cỡ khác nhau thường thương tổn tồn tại trong vài giờ rồi giảm hoặc biến mất, trong một số trường hợp có thể tồn tại trong 72 giờ đối với mề đay phù mạch.

Một số triệu chứng bị nổi mề đay liên tục nhiều ngày cho thấy đây là bệnh nổi mề đay mãn tính, bao gồm:

  • Sẩn phù đỏ rải rác nổi lên trên da 
  • Các mảng sần, hồng ban nổi ở bất kỳ bộ phận nào
  • Ngứa da

triệu chứng bị nổi mề đay liên tục

Bị nổi mề đay liên tục, kéo dài phải làm sao?

Việc đầu tiên bạn phải ghi nhật ký bệnh lý và các yếu tố liên quan đến thời điểm phát tổn thương, để tìm ra nguyên nhân.

Khám bác sĩ để tìm các nguyên nhân gây bệnh

Bác sĩ sẽ điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân (nếu phát hiện ra nguyên nhân) bằng thuốc. Thuốc điều trị triệu chứng bao gồm: 

  • Thuốc kháng histamin: Một số loại thuốc kháng histamine làm giảm ngứa và ngăn ngừa phản ứng dị ứng.
  • Steroid: Các loại thuốc corticosteroid như prednisone làm dịu các triệu chứng dị ứng, tuy nhiên thuốc chỉ dùng khi cần thiết và phải được bác sĩ theo dõi.
  • Hydroxychloroquine: Một nghiên cứu cho thấy cứ 8/10 người bị nổi mề đay liên tục (mãn tính) do bệnh tự miễn dịch đã giảm triệu chứng sau khi dùng hydroxychloroquine, một loại thuốc chống sốt rét, trong ba tháng trở lên.
  • Cyclosporine: Thuốc ức chế miễn dịch này có hiệu quả cao trong việc loại bỏ các nốt sần đỏ mãn tính nghiêm trọng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng quá lâu.
  • Thuốc sinh học: Tiêm hàng tháng loại thuốc có tên gọi là omalizumab sẽ ngăn chặn quá trình sản xuất immunoglobin E (IgE) của cơ thể (Thuốc chỉ định của bác sĩ). Biện pháp này thường dùng cho những trường hợp mề đay mạn tính, không đáp ứng điều trị thông thường, không tìm ra nguyên nhân.

Lưu ý những loại thuốc trên chỉ được sử dụng khi có hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc để tránh các tác dụng phụ hay phản ứng không mong muốn khác.

thuốc trị tình trạng bị nổi mề đay liên tục

>>> Tham khảo thêm: Kinh nghiệm giúp bạn điều trị mề đay mạn tính

Các phương pháp điều trị tại nhà

Nếu tình trạng bị nổi mề đay liên tục, kéo dài gây khó chịu, bạn có thể thử các cách sau tại nhà để giảm ngứa da và làm dịu chứng viêm:

  • Thoa kem chống ngứa không kê đơn (OTC)
  • Tắm nước mát hoặc tắm vòi hoa sen
  • Sử dụng lotion và kem không gây dị ứng để giữ ẩm cho da khô
  • Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu làm bằng vải mềm không gây kích ứng da
  • Đặt miếng gạc mát lên vết nổi mề đay nhiều lần trong ngày (trừ trường hợp nhiệt độ mát làm cho vết nổi mề đay nặng hơn)
  • Tránh các yếu tố gây dị ứng thực phẩm, thuốc men, phấn hoa, lông da thú cưng, nhựa mủ và côn trùng đốt. Nếu bạn nghi ngờ loại thuốc nào đó đang sử dụng gây sưng tấy, hãy ngừng sử dụng và liên hệ bác sĩ để được hướng dẫn.

>>> Tìm hiểu: 9 cách trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả, giảm nhanh mẩn ngứa

Các câu hỏi thường gặp về nổi mề đay liên tục

1. Điều trị nổi mề đay kéo dài do mãn tính bao lâu?

Tình trạng bị nổi mề đay liên tục do mãn tính sẽ biến mất (thường không cần điều trị) trong vòng một năm. Các phương pháp điều trị có thể làm dịu các triệu chứng ngứa ran, phát ban đỏ kéo dài.

2. Bệnh mề đay có lây không?

Mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm, nên không thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Chỉ một số trường hợp cơ thể có thể nhạy cảm hơn với các yếu tố gây dị ứng hoặc cùng sống trong một môi trường có các yếu tố gây dị ứng nếu người trong nhà cùng mắc bệnh do di truyền.

3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong một số trường hợp sau đây, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời như:

  • Da ngứa dữ dội.
  • Mề đay tái phát theo định kỳ sau vài tháng.
  • Các mảng đỏ hoặc nốt sẩn sưng kéo dài hơn một tuần.
  • Các vết sưng trông như bị nhiễm trùng (đỏ, sưng hoặc đầy mủ).

Hy vọng bạn đọc đã có thông tin và biết cách xử lý khi gặp tình trạng bị nổi mề đay liên tục, gây khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày.

Bạn có thể quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Phòng khám Da liễu Thái Hà

Da liễu · Phòng khám da liễu - PTTM Bác sĩ Thái Hà


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 12/09/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo