Viêm da tiếp xúc là tình trạng phát ban ngứa do tiếp xúc trực tiếp với một chất hoặc phản ứng dị ứng với chất đó. Tình trạng phát ban do viem da tiếp xúc thường không lây nhưng có thể gây ra cảm giác rất khó chịu.
Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Bùi Bình · Nhi khoa · Bệnh viện trẻ em Hải Phòng
Viêm da tiếp xúc là tình trạng phát ban ngứa do tiếp xúc trực tiếp với một chất hoặc phản ứng dị ứng với chất đó. Tình trạng phát ban do viem da tiếp xúc thường không lây nhưng có thể gây ra cảm giác rất khó chịu.
Các triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc thường bao gồm cảm giác ngứa và đôi khi đau rát. Những thay đổi trên da bao gồm ban đỏ, đóng vảy, sưng, đôi khi phồng rộp và loét ở ngay vị trí tiếp xúc. Việc chẩn đoán dựa vào bệnh sử tiếp xúc, khám lâm sàng, thử nghiệm lẩy da… Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng đi tìm câu trả lời “viêm da tiếp xúc có lây không, điều trị như thế nào?” để có thể chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Nhiều người thường băn khoăn không biết viêm da tiếp xúc là gì, viêm da tiếp xúc có lây không? Câu trả lời là viêm da tiếp xúc hay còn gọi là chàm tiếp xúc là một dạng kích ứng da phổ biến. Tình trạng viêm da tiếp xúc không gây hại tới sức khỏe nhưng sẽ gây khó chịu. Bệnh xảy ra do da tiếp xúc với chất gây kích ứng, thường gặp nhất là hóa mỹ phẩm hoặc các loại cây độc. Bệnh không lây truyền và nguyên nhân gây kích ứng sẽ khác với từng người.
Các triệu chứng bao gồm khô, đỏ hoặc rộp da; ngứa và hơi khó chịu. Tình trạng ngứa và rát da diễn ra dữ dội từ 24 – 36 giờ sau khi tiếp xúc, sau đó là các nốt phồng rộp chảy nước xuất hiện rồi đến triệu chứng da đóng vảy và sưng. Chất dịch lỏng trong nốt phồng rộp không lây nhiễm cho người khác. Bạn nên tránh gãi vì có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ phát. Bên cạnh đó, nếu chẳng may hít vào hoặc nuốt phải chất kích ứng có thể gây thở khò khè hoặc buồn nôn.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trong hầu hết các trường hợp, chàm tiếp xúc hay bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sẽ hết sau một thời gian. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ bệnh diễn tiến xấu đi. Hãy đi khám nếu:
Các nguyên nhân bao gồm các chất tiếp xúc trực tiếp với da gây kích ứng hoặc gây ra dị ứng:
Bạn có nguy cơ bị chàm tiếp xúc nếu phải tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất dễ gây kích ứng như axit (kiềm), bazơ (xút), thuốc tẩy, thuốc kháng sinh, thuốc nhuộm tóc… Một số hóa chất dù ban đầu có thể không gây phản ứng viêm da nhưng khi bạn sử dụng thường xuyên sẽ gây ra sự kích ứng, ví dụ như nước tẩy sơn móng tay, dung dịch bảo quản kính áp tròng, khuyên tai hoặc dây đồng hồ bằng kim loại.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ngoài việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc viêm da tiếp xúc là gì hay viêm da tiếp xúc có lây không? nhiều người cũng dành thời gian tìm hiểu bệnh viêm da tiếp xúc được chẩn đoán và điều trị như thế nào. Để chữa bệnh viêm da tiếp xúc, trước tiên cần phải tìm nguyên nhân gây dị ứng hay kích ứng da và ngay lập tức dừng việc tiếp xúc với nguyên nhân đó.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm da bằng cách khám da và hỏi xem bạn có tiếp xúc với chất nào có khả năng gây viêm không. Họ cũng có thể kiểm tra độ dị ứng của da bằng cách để da bạn tiếp xúc với một lượng nhỏ chất có thể gây kích ứng da và theo dõi vết phát ban trong vòng 1-2 ngày.
Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc là gì? Cách trị viêm da dị ứng tiếp xúc tốt nhất là tránh chạm vào các chất gây dị ứng. Ví dụ như tránh mua đồ hoặc chăn làm từ len nếu bạn nhạy cảm với các sản phẩm từ len.
Các biện pháp điều trị chàm tiếp xúc khác bao gồm thuốc kháng viêm (steroid) dạng bôi hoặc uống, thuốc kháng histamin (đối với bệnh ngứa) và phương pháp trị liệu miễn dịch để giảm thiểu các triệu chứng phản ứng. Steroid (như prednisone) có thể được dùng ở dạng thuốc viên, thuốc tiêm hoặc ở dạng kem và thuốc mỡ.
Lotion như calamine và tắm bằng bột yến mạch để giảm chảy mủ, mẩn ngứa có thể được dùng khi cần.
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng chàm tiếp xúc nếu lưu ý vài điều sau đây:
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!