Có thể bạn quan tâm: Nốt thủy đậu bị nhiễm trùng có nguy hiểm không? Xử lý thế nào?
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh thủy đậu?

Như đã đề cập, nguyên nhân bị thủy đậu là do bạn tiếp xúc với virus varicella-zoster từ người nhiễm bệnh khi họ hắt hơi, ho hoặc vỡ mụn nước. Trên thực tế, bệnh thủy đậu thường hiếm khi nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh thường dễ lây lan và có xu hướng nghiêm trọng đối với một số nhóm đối tượng sau đây:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Phụ nữ mang thai chưa bị thủy đậu hoặc chưa được chủng ngừa vắc xin phòng bệnh thủy đậu
- Những người có hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như người mắc bệnh bạch cầu, ung thư, HIV, người dùng thuốc ức chế miễn dịch…
Có thể bạn quan tâm: “Giật mình” với các biến chứng thủy đậu ở trẻ em
Triệu chứng của bệnh thủy đậu – Nhận biết để chủ động cách ly sau nhiễm bệnh
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân bị thủy đậu và các con đường truyền bệnh, chắc hẳn bạn cũng không nên bỏ qua các triệu chứng của bệnh. Thực chất, các triệu chứng của thủy đậu không khó để nhận biết. Trong đó, bạn cần biết rằng:
Sau khi tiếp xúc với virus, thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 14 đến 16 ngày nhưng các triệu chứng cũng có thể bùng phát sớm hơn hoặc muộn hơn. Một vài ngày trước khi phát bệnh, bạn sẽ có dấu hiệu đau đầu, mệt mỏi, sốt và chán ăn. Các triệu chứng này giống như người mắc bệnh cúm và thường có xu hướng nặng hơn ở người lớn.
Sau đó, các nốt nhỏ màu đỏ, gây ngứa bắt đầu xuất hiện trên da và nhanh chóng phát triển thành mụn nước trong vòng 12 đến 14 giờ. Nốt thủy đậu thường mọc thành từng cụm và nhiều nhất ở trên mặt, ngực, bụng, cánh tay, chân, da đầu và đằng sau tai. Sau 1 đến 2 ngày, bóng nước sẽ hóa đục và khô lại, đóng vảy. Thế nhưng, quá trình bùng phát các nốt thủy đậu như trên vẫn lặp lại thành từng đợt trong 3 đến 5 ngày. Thông thường, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy kéo dài khoảng 5 đến 10 ngày.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!