Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội
Dị ứng mủ nhựa hay dị ứng mủ cao su là tình trạng xảy ra khi bạn tiếp xúc với mủ nhựa tự nhiên. Phản ứng dị ứng xuất hiện từ nhẹ đến nặng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Hãy tìm hiểu về nguy cơ của bạn để có hướng phòng ngừa phù hợp.
Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm về dị ứng mủ nhựa trong bài viết này nhé!
Dị ứng mủ nhựa hay dị ứng mủ cao su là phản ứng của hệ miễn dịch với một số protein nhất định có trong mủ nhựa tự nhiên. Lúc này, cơ thể cho rằng mủ nhựa là chất có hại.
Loại dị ứng này gây ra các phản ứng dị ứng ở nhiều mức độ khác nhau, từ kích ứng da đến sốc phản vệ, một tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Bác sĩ có thể xác định xem bạn có bị dị ứng mủ cao su hoặc có nguy cơ mắc loại dị ứng này hay không.
Hiểu về dị ứng nhựa cây hoặc các sản phẩm làm từ mủ nhựa sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ gặp phải các phản ứng dị ứng này.
Dị ứng với mủ nhựa không phổ biến. Loại dị ứng này chỉ ảnh hưởng đến 1-5% dân số và thường gặp ở người có cơ địa dị ứng. Dị ứng mủ cao su cũng gia tăng ở những người tiếp xúc thường xuyên với mủ nhựa. Theo đó, tỉ lệ mắc loại dị ứng này có thể lên đến 8-12% ở cán bộ y tế và ít nhất 10% ở công nhân ngành nhựa.
Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Bạn có khả năng khởi phát dị ứng sau khi tiếp xúc với mủ nhựa có trong găng tay cao su hoặc do hít phải các hạt nhựa bay trong không khí khi một người nào đó gỡ bỏ găng tay cao su. Các triệu chứng dị ứng có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào sự nhạy cảm của bạn và mức độ tiếp xúc với mủ gây dị ứng. Tình trạng của bạn có thể nặng hơn sau nhiều lần tiếp xúc với mủ.
Các triệu chứng nhẹ
Các triệu chứng dị ứng mủ nhựa nhẹ bao gồm:
Triệu chứng nặng hơn
Tùy thuộc vào cơ địa và mức độ tiếp xúc với yếu tố dị ứng, bạn có thể gặp các triệu chứng nặng hơn như:
Sốc phản vệ
Phản ứng nghiêm trọng nhất phải kể đến là sốc phản vệ, một phản ứng có thể gây tử vong. Phản ứng này phát triển ở những người nhạy cảm cao ngay sau khi tiếp xúc với mủ. Tuy nhiên, sốc phản vệ hiếm khi xảy ra ở lần đầu tiên tiếp xúc với mủ.
Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đi cấp cứu ngay nếu bạn nghĩ rằng mình đang bị sốc phản vệ.
Trong trường hợp gặp các phản ứng vừa phải sau khi tiếp xúc với mủ nhựa, bạn nên đến gặp bác sĩ. Nếu có thể, hãy gặp bác sĩ khi phản ứng đang diễn ra, điều này sẽ hỗ trợ chẩn đoán.
Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn cho rằng mủ nhựa là một chất gây hại. Nó sẽ tạo ra các kháng thể nhất định để chống lại chúng. Lần sau, khi bạn tiếp xúc với mủ nhựa, các kháng thể này sẽ ra hiệu cho hệ miễn dịch giải phóng histamine và các chất hóa học khác vào máu, tạo ra một loạt các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng. Tiếp xúc với mủ nhựa càng nhiều, hệ miễn dịch của bạn càng nhạy cảm và đáp ứng càng mạnh mẽ.
Dị ứng mủ cao su có thể xảy ra theo những cách sau:
Ngoài phản ứng dị ứng với mủ, bạn còn có thể gặp phải những tình trạng khác như:
Không phải tất cả các sản phẩm mủ cao su đều được làm từ nguồn gốc tự nhiên. Sản phẩm có chứa nhựa nhân tạo, như sơn latex, không gây ra dị ứng.
Một số đối tượng nhất định có nguy cơ cao gặp phải loại dị ứng này là:
Mối liên hệ giữa dị ứng thực phẩm và dị ứng mủ nhựa
Dị ứng mủ nhựa cũng liên quan đến các loại thực phẩm nhất định như bơ, chuối, hạt dẻ, kiwi và trái lựu. Những thực phẩm này chứa một số chất gây dị ứng tương tự được tìm thấy trong nhựa mủ. Nếu bạn dị ứng với nhựa mủ, bạn có nguy cơ cao bị dị ứng với những thực phẩm này.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ chẩn đoán dị ứng mủ nhựa ở những người:
Mặc dù có nhiều thuốc giảm các triệu chứng của dị ứng mủ cao su, tình trạng này không thể chữa khỏi hoàn toàn. Cách duy nhất để ngăn chặn một phản ứng dị ứng là tránh tiếp xúc với các sản phẩm có chứa mủ.
Tuy nhiên, dù nỗ lực hết sức để tránh nhựa mủ, bạn vẫn có thể vô tình tiếp xúc với nó. Nếu đã có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với mủ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chuẩn bị thuốc mang theo người bất cứ lúc nào. Nếu bị sốc phản vệ, bạn có thể cần:
Đối với phản ứng ít nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamine để kiểm soát phản ứng của bạn và giúp giảm bớt sự khó chịu.
Nhiều sản phẩm thông thường chứa nhựa mủ, nhưng hầu hết đều có giải pháp thay thế phù hợp. Bạn có thể ngăn chặn một phản ứng dị ứng với mủ nhựa bằng cách tránh các sản phẩm như:
Nhiều cơ sở y tế sử dụng găng tay không làm từ mủ cao su. Tuy nhiên, do các sản phẩm y tế khác có thể chứa mủ, hãy bảo đảm các bác sĩ, y tá, nha sĩ và nhân viên y tế biết về dị ứng của bạn trước khi tiến hành bất kỳ xét nghiệm hay thủ thuật nào. Bạn cũng có thể chuẩn bị một chiếc vòng đeo tay để cảnh báo cho những người khác về tình trạng dị ứng mủ nhựa của mình.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!