Đeo găng tay bảo hộ khi tiếp xúc với các chất hóa học hay lao động trong môi trường ô nhiễm để bảo vệ bàn tay khỏi những vi khuẩn và chất hóa học gây hại. Trong trường hợp cần chú ý các găng tay bảo hộ bằng cao su (lúc này các bạn có thể đi găng tay bằng nylon trước) vì một số người sẽ bị dị ứng với cao su. Tháo bỏ nhẫn và đồ trang sức khác khi bạn rửa tay để nước không đọng lại vùng da bị mụn nước. Cắt móng tay ngắn để hạn chế việc gãi làm trầy xước da và phá vỡ vùng da phỏng rộp Cẩn thận tiếp xúc với lửa, hơi nước nóng, hoặc vật thể tỏa nhiệt (như bếp điện) Bảo vệ và chăm sóc da tay của bạn: các loại kem dưỡng ẩm là rất quan trọng, nhất là sau khi tắm. Bạn nên sử dụng các loại kem dưỡng da không chất bảo quản và hương liệu. 
Phương pháp điều trị mụn nước ở tay
Bị mụn nước ở tay bôi thuốc gì? Một số loại thuốc bôi bạn có thể tham khảo:
- Bôi thuốc kháng sinh hoặc thuốc mỡ lên vùng tay nổi mụn nước và để cho da luôn đủ ẩm dưới hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
- Tay bị nổi mụn nước ngứa phải làm sao? Bạn có thể sử dụng thuốc bôi steroids (theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa,)
- Thuốc uống steroid (prednisone). Thuốc này không tự dùng nếu không có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc uống kháng sing trong trường hợp tình trạng mụn nước ở tay bị nhiễm trùng
- Bệnh mãn tính, nghiêm trọng hơn có thể được điều trị PUVA (Phương pháp quang hóa trị liệu này cần có chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu).

Lưu ý những thông tin về các phương pháp điều trị tay ngứa nổi mụn nước trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo kết quả điều trị an toàn và hiệu quả bạn cần có sự tham vấn và dùng thuốc được kê toa bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu.
>>>Tìm hiểu về Bệnh vảy nến và các thuốc trị vảy nến
Điều trị mụn nước ở tay tại nhà
- Rửa tay bằng nước muối dịu nhẹ và nước ấm
- Không nên gãi vùng tay bị mụn nước để hạn chế vết thướng hở. Việc chà xát hay gãi sẽ khiến tình trạng da trầm trọng hơn, thậm chí dẫn đến tình trạng gây nhiễm trùng cho da
- Sử dụng công cụ bảo hộ khi tiếp xúc với hoá chất hay các sản phẩm tẩy rửa để bảo vệ da
- Cân bằng chế độ ăn uống, củng cố hệ miễn dịch. Hạn chế các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
- Nên sử dụng nước sạch, tránh da tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh
Mụn nước ở tay có lây không ?
Mụn nước ở tay có lây không? Có, mụn nước dễ lây lan nhất trong vài ngày đầu tiên khi phát bệnh. Các mụn nước thường khô lại trong khoảng 10 ngày. Đặc biệt, khi mụn nước bị vỡ ra có nguy cơ lây lan ra vùng da xung quanh khác.
Khi nào nên gặp bác sĩ điều trị nổi mụn nước ở tay?
Trong trường hợp tình trạng tay nổi mụn nước không được cải thiện sau một tuần và có các dấu hiệu sau, bạn cần tìm đến chuyên gia chuyên khoa da liễu để được chuẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời:
- Ngứa rát và đau sưng nặng trong nhiều ngày
- Làn da của bạn sẽ bị đỏ sưng
- Khi da có dấu hiệu bị nhiễm trùng như mụn nước ở tay mưng mủ trở nên nghiêm trọng
- Sốt.
Mặc dù tay ngứa nổi mụn nước rất khó chuẩn đoán chính xác bệnh lý da liễu nhưng bạn có thể ngăn ngừa cũng như kiểm soát tình trạng da. Nếu còn thắc mắc về tay ngứa nổi mụn nước, bạn có thể liên hệ tới các bác sĩ da liễu để được tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!