backup og meta

Sốc phản vệ do hành tây: Hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra!

Sốc phản vệ do hành tây: Hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra!

Gần đây vào ngày 5/4/2021, một nam thanh niên 25 tuổi (ở Phú Thọ) bị sốc phản vệ nặng sau khi thái một củ hành. Anh được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) và may mắn được cứu sống. 

Được biết, tình trạng sốc phản vệ do hành tây rất hiếm khi xảy ra và khi tình trạng này trở nặng, tính mạng người bệnh sẽ gặp nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về tình trạng sốc phản vệ với hành, mời bạn đọc qua bài viết sau của HelloBacsi nhé!

Triệu chứng dị ứng, sốc phản vệ với củ hành tây

1. Dị ứng hành tây

Tình trạng dị ứng với hành tây sẽ xuất hiện triệu chứng bên trong hoặc bên ngoài tùy theo mức độ từ nhẹ đến nặng. Một số người sẽ gặp các triệu chứng ngay lập tức khi ăn, chạm hoặc ngửi mùi hành tây. Nhưng cũng sẽ có những người không có bất kỳ triệu chứng nào trong vài giờ đầu hoặc lâu hơn. Các triệu chứng của dị ứng hành tây thường bao gồm:

  • Phát ban ở bất cứ đâu trên cơ thể
  • Ngứa ran hoặc ngứa trong miệng
  • Sưng môi, mặt, lưỡi hoặc cổ họng
  • Nghẹt mũi, khó thở
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Bệnh tiêu chảy, đau bụng
  • Chuột rút
  • Tạo ra khí ga trong cơ thể
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Sốc phản vệ (hiếm gặp)

Các triệu chứng nhẹ sẽ thường biến mất khi hành tây không còn trong cơ thể hoặc cơ thể đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị tại chỗ. Nếu gặp phải các phản ứng nghiêm trọng như nôn mửa, đau dạ dày không ngừng, chóng mặt, khó thở… bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Ngoài ra, nếu gặp các triệu chứng dị ứng hành tây liên tục trong nhiều ngày, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

2. Sốc phản vệ do hành tây

Trường hợp này tuy rất hiếm khi xảy ra, nhưng những người bị dị ứng nghiêm trọng với hành tây sẽ có nguy cơ bị sốc phản vệ cao hơn. Ngoài ra, việc ăn hay tiếp xúc với hành tây còn sống cũng sẽ gây ra tình trạng sốc phản vệ cao hơn so với hành được nấu chín. Các triệu chứng sốc phản vệ do hành tây bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Hoảng hốt
  • Đổ mồ hôi
  • Tức ngực, khó thở
  • Sưng trong miệng và cổ họng
  • Mất ý thức

Khi nhận biết được cơ thể có những dấu hiệu sốc phản vệ do hành tây kể trên, bạn cần cho người bên cạnh biết, liên hệ ngay số điện thoại 115 để gọi xe cấp cứu và nhận sự hỗ trợ từ nhân viên y tế.

Phải làm gì khi dị ứng hành tây?

Nha đam làm dịu vết mẩn ngứa, vết ban trên cơ thể.

Khi gặp những triệu chứng dị ứng nhẹ, bạn có thể tham khảo một số cách được đề cập dưới đây:

  • Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin xuất hiện dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc xịt mà không cần kê đơn. Loại thuốc này có công dụng ngăn chặn histamin, làm giảm nhẹ hoặc chữa khỏi các phản ứng dị ứng nhẹ (phát ban, ngứa và nghẹt mũi).
  • Nha đam: Việc dùng nha đam có thể rất hữu ích trong việc làm dịu các vết mẩn ngứa, vết ban trên cơ thể.
  • Kem hydrocortisone: Với tác dụng làm giảm ngứa và viêm trên da, kem hydrocortisone  cũng là trợ thủ đắc lực cho các vùng da bị viêm, ngứa khi di ứng với hành tây.

Lưu ý là để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng thuốc, bạn vẫn nên tham vấn ý kiến của dược sĩ hay bác sĩ.

Cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng sốc phản vệ do hành tây?

Trước khi ăn hành tây hoặc một loại thực phẩm nào đó mới lạ, bạn cần chỉ nên ăn thử một lượng rất ít và đợi trong khoảng 24 giờ để theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu không có bất cứ dấu hiệu nào lạ xảy ra, bạn hoàn toàn có thể ăn loại thực phẩm đó một cách bình thường.

Nên chú ý khi ăn ở ngoài, bạn cần dặn người bán không lấy những thành phần khiến bạn bị dị ứng.

Sốc phản vệ là tình trạng dị ứng cấp tính và có thể có tính di truyền. Hãy lưu ý người thân trong gia đình và chứng dị ứng của họ, ghi nhớ và tránh xa những nguyên nhân gây dị ứng ấy.

Người có bệnh hen suyễn cũng có nguy cơ cao rơi vào tình trạng sốc phản vệ. Hãy ghi nhớ rằng nếu bạn đã bị sốc phản vệ một lần thì nguy cơ gặp lại tình trạng này một lần nữa hoàn toàn có thể xảy ra.

Phản ứng sốc phản vệ có thể xảy ra rất nhanh và gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu gặp phải những triệu chứng trên, hãy liên hệ ngay với cơ quan y tế để được hỗ trợ nhanh nhất.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Am I Allergic to Onions? https://www.healthline.com/health/onion-allergy#_noHeaderPrefixedContent Ngày tham khảo: 22/04/2021

What to know about an onion allergy https://www.medicalnewstoday.com/articles/onion-allergy Ngày tham khảo: 22/04/2021

Onion and Garlic https://www.anaphylaxis.org.uk/knowledgebase/onion-and-garlic-allergy/ Ngày tham khảo: 22/04/2021

 

Phiên bản hiện tại

23/04/2021

Tác giả: Phối Linh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Mẹo dự phòng mày đay mùa du lịch

Mẹo dự phòng mày đay mùa du lịch


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Phối Linh · Ngày cập nhật: 23/04/2021

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo