Mặc dù không nguy hiểm nhưng viêm da dị ứng có thể để lại sẹo trên da gây mất thẩm mỹ. Hiểu rõ về tình trạng da liễu này có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị cũng như phòng ngừa bệnh.
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Mặc dù không nguy hiểm nhưng viêm da dị ứng có thể để lại sẹo trên da gây mất thẩm mỹ. Hiểu rõ về tình trạng da liễu này có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị cũng như phòng ngừa bệnh.
Đây là một bệnh da liễu mạn tính, có xu hướng bùng phát rồi tự khỏi sau một khoảng thời gian. Viêm da dị ứng làm cho da trở nên nóng, ngứa, khô và tróc vảy. Mảng da khô do bị dị ứng da thường xuất hiện ở vùng đầu, trán và mặt.
Khi bạn mắc viêm da dị ứng, bạn có thể đồng thời bị một bệnh lý khác như hen hoặc viêm mũi dị ứng. Bệnh có thể làm bạn ngứa rất nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày. Hãy tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ để ngăn tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn.
Mỗi loại viêm da có thể trông hơi khác nhau một chút và có xu hướng xảy ra ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Các loại viêm da thường gặp nhất bao gồm:
Bệnh viêm da dị ứng có thể có biểu hiện khác nhau ở trẻ sơ sinh, trẻ lớn hơn hay người lớn. Những triệu chứng dị ứng da có thể bao gồm:
Đối với trẻ sơ sinh, triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sớm, vào khoảng từ 2 đến 3 tháng tuổi. Trẻ có thể chà xát vào giường, thảm hay những vật dụng xung quanh để giảm ngứa. Việc này rất dễ gây ra nhiễm trùng da.
Khi viêm da dị ứng khởi phát ở 2 tuổi, trẻ thường xuyên bị phát ban trên nếp gấp của khuỷu tay hay gối. Vùng da này trở nên dày hơn do cào gãi.
Triệu chứng ở người lớn thì khác với trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn. Viêm da có thể bắt đầu xuất hiện trên cả cơ thể, làm da khô và tróc vảy. Người bệnh sẽ cảm thấy càng ngày càng ngứa và cơn ngứa sẽ diễn tiến tiếp tục mà không hề thuyên giảm.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có những triệu chứng dưới đây:
Nếu bạn thấy con bạn cũng có những triệu chứng như trên hay bị viêm da dị ứng, cần đưa bé đến bác sĩ.
Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng có một vài yếu tố có thể dẫn đến chàm. Những người bị dị ứng có thể bị chàm, ví dụ dị ứng thức ăn hay hen. Dị ứng là nguyên nhân thường gặp nhất của chàm nặng ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra, tình trạng kích ứng da dẫn đến viêm cũng có thể xảy ra bởi một số yếu tố như sau:
Thông thường, bạn sẽ không bị phát ban dị ứng ngay lần đầu tiên tiếp xúc, nhưng dần dần da bạn trở nên nhạy cảm hơn. Lần tiếp theo có thể da bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng phát ban.
Viêm da dị ứng khá phổ biến và trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng. Bệnh này có thể xuất hiện trước 5 tuổi và tiếp tục cho đến khi trưởng thành.
Đối với một số trẻ, tình trạng dị ứng da có thể cải thiện và biến mất. Bệnh thường gặp ở những người có người thân bị chàm, viêm mũi dị ứng hay hen.
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra viêm da như:
Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em gồm có:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chẩn đoán bệnh viêm da dị ứng khá đơn giản. Bác sĩ hay chuyên gia da liễu có thể chẩn đoán dựa trên quan sát da của bạn. Họ sẽ kiểm tra xem da bạn có đau khi chạm vào hay không hoặc kiểm tra mắt của bạn có bị tổn thương hay không. Xét nghiệm thường sẽ không giúp xác định bệnh. Bác sĩ có thể sẽ xét nghiệm 1 mẫu da để loại trừ tình trạng nhiễm trùng.
Tuy không có cách trị viêm da dị ứng triệt để nhưng các giải pháp hiện tại vẫn có khả năng thuyên giảm những triệu chứng dị ứng da khó chịu. Mục tiêu của điều trị bao gồm:
Điều trị bệnh viêm da dị ứng là sự phối hợp giữa việc dùng thuốc, chăm sóc da và thay đổi lối sống. Thuốc gồm có kem giảm ngứa, viêm và bảo vệ da. Những loại thuốc này có chứa corticoid, tacrolimus (protopicâ), pimecrolimus (elidelâ) và thuốc mỡ kháng sinh. Đối với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể kê thuốc uống giảm ngứa, corticoid đường uống hay đường tiêm để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Thuốc bao gồm: prednisone, diphenhydramine, cetirizine (zyrtecâ) và hydroxyzine (ataraxâ).
Những phương pháp điều trị khác gồm có:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Atopic eczema.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-20353273.
Ngày truy cập 12/06/2019
Atopic eczema.
www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/eczema-basics.
Ngày truy cập 12/06/2019
Atopic dermatitis.
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/eczema/basics/preparing-for-your-appointment/con-20032073.
Ngày truy cập 12/06/2019
Atopic Dermatitis: Overview.
https://emedicine.medscape.com/article/1049085-overview.
Ngày truy cập 12/06/2019