- Trẻ đã điều trị bệnh nhưng các triệu chứng thay đổi hoặc tồi tệ hơn
- Trẻ đã từng bị chốc lở và tái phát
Bệnh chốc lở ở trẻ: Nguyên nhân do đâu?
Chốc lở là bệnh nhiễm trùng do các chủng vi khuẩn tụ cầu hoặc strep gây ra. Những vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh thông qua vết cắt , vết côn trùng cắn hoặc phát ban.
Trẻ có thể nhiễm những vi khuẩn này nếu chạm vào vết loét hoặc chạm vào những vật dụng như khăn, quần áo hoặc khăn trải giường của trẻ bị bệnh.
Vi khuẩn tụ cầu hoặc strep cũng có ở khắp nơi. Trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu:
- Sống ở nơi có khí hậu ấm áp và ẩm ướt
- Bị tiểu đường
- Đang được lọc máu
- Hệ miễn dịch suy yếu, có thể do nhiễm HIV
- Có các tình trạng da như chàm, viêm da hoặc vảy nến
- Bị cháy nắng hoặc bỏng da
- Bị nhiễm trùng gây ngứa như chấy, ghẻ, mụn rộp hoặc thủy đậu
- Bị côn trùng cắn
- Chơi các môn thể thao có tính va chạm, như bóng đá, bóng rổ…
Điều trị chốc lở ở trẻ em
Chốc lở ở trẻ thường được chẩn đoán bằng cách quan sát trực tiếp các vết loét. Trong trường hợp vết loét không hết ngay cả khi điều trị kháng sinh, bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch của vết thương để kiểm tra và đánh giá xem loại kháng sinh nào là phù hợp nhất.
Điều trị chốc lở ở trẻ em như thế nào sẽ tùy thuộc vào triệu chứng, độ tuổi, sức khỏe cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường, trẻ bị chốc lở được điều trị bằng