Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
U mạch máu là một khối u lành tính gây ra do sự phát triển bất thường của mạch máu. Đây là một tình trạng bẩm sinh. U mạch máu thường xuất hiện như một u đỏ ở trên da và có thể ở bất kì bộ phận nào trên cơ thể.
U mạch máu có thể xảy ra ngay khi trẻ đang còn trong bụng mẹ và sẽ biến mất khi trẻ lớn lên.
U mạch máu phần lớn xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi. Ban đầu có thể bé sẽ có những vùng da màu đỏ, thường là trên mặt, ngực hoặc lưng. Qua thời gian, những phần bị đỏ này phát triển thành những chỗ lồi trên da. U mạch máu sẽ trở nên phẳng dần và biến mất.
Một số triệu chứng khác có thể chưa được liệt kê. Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì về các triệu chứng, hãy tham khảo với ý kiến của bác sĩ.
Bác sĩ có thể phát hiện u mạch máu thông qua xét nghiệm và chẩn đoán. Nếu u mạch bắt đầu bị chảy máu sẽ gây ra đau rát và có dấu hiệu nhiễm trùng, lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ. Cơ thể mỗi người sẽ phản ứng khác nhau, nên cách tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra giải pháp phù hợp.
U mạch máu là do sự tăng sinh bất thường của mạch máu lành tính. Nguyên nhân chính xác của sự tăng sinh này vẫn chưa được biết rõ nhưng có thể là do di truyền. Một vài nghiên cứu ủng hộ cho giả thuyết estrogen đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng sinh mạch máu.
Có nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ bị u mạch máu:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bạn có thể dễ dàng nhận biết u mạch máu qua quan sát nhưng đối với một số trường hợp u nằm ở sâu bên trong cơ thể thì CT-scan và MRI có thể được chỉ định.
U mạch máu có xu hướng tự biến mất sau một thời gian, vì vậy bác sĩ thường không chỉ định điều trị bởi chính điều trị lại có thể gây ra một số tác dụng phụ lên da. Tuy nhiên nếu u mạch máu bắt đầu ảnh hưởng lên khả năng nhìn hoặc khả năng hoạt động bình thường của bạn thì có lẽ đã đến lúc cần điều trị:
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!